Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 60 - 67)

7. Tổng quan các nghiên cứu

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

a. Điu kin tnhiên

M'Đrắk là một huyện Miền Núi thuộc tỉnh Đắk Lắk. Là một trong những huyện xa nhất của tỉnh, nằm về phía Đông của tỉnh. Trung tâm huyện nằm cách Thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 90 km, dọc theo quốc lộ 26 đi Nha Trang.

Tọa độ địa lý của huyện nằm trong khoảng từ 12o27'10'' vĩ độ Bắc và từ 108o59'50'' kinh Đông. Có ranh giới hành chính tiếp giáp: Bắc và Đông giáp tỉnh Phú Yên; Đông và Nam giáp tỉnh Khánh Hòa; Tây giáp huyện Krông Bông và huyện Ea Kar và Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk).

Huyện M'Đrắk có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn M'Đrắk và các xã: Ea Pil, Cư M'Ta, Krông Á, Cư Kroá, Ea H'Mlay, Ea M'Doan, Ea Riêng, Ea Trang, Krông Jing, Ea Lai, Cư Prao và Cư San.

Khí hậu

Huyện M’Đrắk có đặc điểm khí hậu nổi bật và khá đặc trưng so với các vùng khác của tỉnh Đắk Lắk. Mang đặc điểm khí hậu cao nguyên có nhiệt độ cao đều trong năm, lượng mưa trung bình nhiều năm trên 1.800 mm và lượng mưa trung bình năm là 1.448,2 mm với hai mùa tương đối rõ rệt mưa muộn kéo dài rất đặc thù với các yếu tố sau: nhiệt độ trung bình năm là 24,20

C và nhiệt độ bình quân tháng cao nhất 27,30 C, tháng thấp nhất 20,80 C, tổng nhiệt độ trong năm 8.6000

C.

Đất đai và nguồn nước

• Đất đai:

Phần lớn địa bàn của huyện là cao nguyên M'Đrắk. Nơi đây, ngoài tài nguyên rừng dồi dào, đứng vào bậc nhất của Tây Nguyên còn có những đồng cỏ lớn thuận tiện cho chăn nuôi đại gia súc.

- Nguồn nước mặt: Trên địa bàn xã nguồn sông, suối, các hệ thống hồ, đập phân bố với mật độ tương đối lớn với nguồn nước mặt khá dồi dào đáp ứng cho nhu cầu nước tưới phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn.

- Nguồn nước ngầm: Chủ yếu là các giếng đào có độ sâu khoảng (8 - 12 m), mùa khô mực nước thường xuống thấp, song không ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân.

b. Điu kin kinh tế

* Tình hình phát triển kinh tế

Xuất phát điểm của nền kinh tế M'Đrắk còn thấp so với bình quân chung của cả nước. Tuy có nhịp độ tăng trưởng khá nhưng giá trị GDP còn nhỏ và nền kinh tế còn mất cân đối nhiều mặt.

Bảng 2.10: Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện

2011 2012 2013 2014 Chỉ tiêu SL (tr đ) Tỷ lệ (%) SL (tr đ) Tỷ lệ (%) SL (tr đ) Tỷ lệ (%) SL (tr đ) Tỷ lệ (%) Tổng GTSX 1.015.129 100 1.132.713 100 1.271.588 100 1.102.428 100 1.N-L- TS 516.502 50,88 563.864 49,78 621.425 48,87 490.728 44,51 2. CN – XD 317.148 31,24 377.172 33,3 444.034 34,92 334.500 30,34 3. TM- DV 181.479 17,88 191.677 16,92 206.129 16,21 277.200 25.15

(Nguồn: Phòng thống kê huyện M'Đrắk)

Từ Bảng 2.10 cho thấy, năm 2014 tổng giá trị sản xuất (GTSX) của toàn huyện đạt 1.102.428 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,13% so với năm 2013.

Năm 2011, trong tổng GTSX, ngành nông - lâm - thủy sản đạt 516,502 tỷ đồng, chiếm 50,88% tổng GTSX. Đến năm 2014, ngành Nông lâm thủy sản đạt 490,728 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 44,51%, trong đó ngành trồng

trọt đạt 206,106 tỷ đồng bằng 56,4%, ngành chăn nuôi 38,5%, ngành lâm nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu 5,1% do cây ăn quả mới bắt đầu cho thu hoạch, cây lấy gỗ chưa đến thời kỳ thu hoạch.

Công nghiệp, TTCN thương mại, du lịch, dịch vụ, vận tải có sự tăng trưởng khá. Năm 2011 đạt 317,148 tỷ đồng chiếm 31,24% trong cơ cấu, năm 2014 đạt 334.500 tỷ chiếm 30,34%, do suy thoái kinh tế toàn cầu nên ảnh hưởng đến kinh tế của tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện M'Đrắk nói riêng. Nhưng với sự cố gắng phát triển của các ngành nói trên sẽ là động lực quan trọng trong vấn đề tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện. Đây là hướng đi mới đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch.

Vốn

Trong những năm qua vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng luôn được coi trọng. Trong chăn nuôi bò, nguồn vốn rất da dạng, được huy động từ các nguồn: Vốn giải quyết việc làm, vốn xoá đói giảm nghèo, vốn ngân hàng phục vụ người nghèo và vốn ngân sách. Các nguồn vốn đó trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng để thực hiện có hiệu quả phát triển đàn bò.

Bảng 2.11: Tình hình nguồn vốn đầu tư (2011 - 2014) Trong đó Năm Nguồn vốn (tr.đ) Ngân sách cấp (tr.đ) Vay (tr.đ) Tự có (tr.đ) 2011 27.516,6 1.557,5 25.466,9 492,2 2012 26.267,42 1.486,8 23.499,5 1.281,1 2013 1.984,74 112,34 … 1.872,4 2014 1.989,05 115.6 ... 1.962 Tổng NV 57.757,81 3.272,24 48.966,4 5607.7 Tỷ lệ % 5,66 87,80 6,54

Như chúng ta đã biết vốn là yếu tố vô cùng quan đối với bất cứ ngành kinh tế nào, nó là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, của người sản xuất… Trong ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi bò nói riêng vốn thường rất lớn, đặc biệt trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, do đó nguồn vốn phải được huy động từ nhiều nguồn. Trong tổng nguồn vốn, vốn do ngân sách cấp chỉ chiếm 5,66% trong khi vốn vay chiếm 87,80%, tiếp đến là vốn tự có chiếm 6,54%. Với nguồn vốn đa dạng đó đã thể hiện sự quan tâm đầu tư phát triển chăn nuôi bò, đồng thời nhờ nó sẽ là điều kiện phát triển đàn bò có hiệu quả.

Vốn là điều kiện rất quan trọng, song để sử dụng nguồn vốn như thế nào có hiệu quả còn quan trọng hơn. Chính vì vậy, trong những năm qua nguồn vốn được phân bổ vào các hạng mục sau.

Bảng 2.12: Phân bổ nguồn vốn

Đơn vị: Triệu đồng

Hạng mục 2011 2012 2013 2014

- Mua bò đực, cái 11.340 11.340 12.000 12.800 - Kiểm dịch nội địa 27,54 27,54 30,56 31,15

- Vận chuyển bò 2.295 2.295 2350 2.568

- Lãi vay 1,2% 11.804,4 9.837 10.567 10.789 - Quản lý phí 6% 1.557,5 1.486,8 112,3 120,5 - Công chăn dắt 492,27 1.281,15 1.872,4 1.962,4

(Nguồn: Dự án phát triển đàn bò (2011 - 2014) - Sở NN & PTNT)

Để tạo điều kiện cho người chăn nuôi có hiệu quả, đối với nguồn vốn vay phát triển chăn nuôi bò theo dự án thì người vay được ưu đãi về lãi xuất (0,6%/tháng); ba năm đầu không phải trả lãi; hộ nghèo vay không cần thế chấp... Với những ưu đãi đó đã thu hút được nhiều nông dân chăn nuôi bò, góp phần tăng tổng đàn bò và chất lượng đàn bò.

* Thị trường tiêu thụ

lẻ cũng thể hiện qua hệ thống thu mua chế biến tiêu thụ sản phẩm bò thịt. Việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi bò thịt chủ yếu qua kênh tiêu thụ là tư thương giống như tình trạng chung của thị trường nông sản hiện nay ở M'Đrắk.

Số liệu điều tra hộ chăn nuôi bò thịt cho thấy có tới 77% số hộ chăn nuôi lựa chọn kênh tiêu thụ là tư thương, 16% tự tiêu thụ và kênh khác là 7% như trên biểu đồ 2.1. Kênh tiêu thụ tư thương có vai trò lớn và hoạt động mạnh sẽ đề cấp dưới đây kỹ hơn.

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng tiêu thụ thịt bò theo các kênh

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện M'Đrắk)

Hiện trên địa bàn huyện 15 - 16 điểm mua bán bò thịt và hơn 10 điểm giết mổ cung cấp thịt. Những chợ và các điểm thu mua giết mổ này hình thành tự phát, trở thành đầu mối cho hệ thống kênh phân phối cho sản phẩm chăn nuôi bò thịt cho các xã. Hoạt động của hệ thống giết mổ, mặc dù được Chi cục thú y và Trung tâm y tế dự phòng kiểm tra thường xuyên, nhưng với sự đầu tư không cao, mỗi lò giết mổ chỉ khoảng từ 40-50 m2 điều kiện vệ sinh kém, địa điểm thường gần khu dân cư, phương tiện bảo quản vận chuyển thịt đơn giản thủ công, thì khả năng an toàn vệ sinh thực phẩm không cao. Việc kiểm soát phòng dịch bệnh sẽ rất khó khăn. Việc cung cấp chứng nhận thịt đã

qua kiểm dịch của cơ quan chức năng hầu như không thực hiện được.

Trong khi đó người dân và các thương lái không có thói quen đưa bò đến cơ sở giết mổ tập trung nếu có vì nhiều lý do. Có thể như phải vận chuyển xa, chưa có thói quen, sự nhiêu khê thủ tục tại cơ sở này và lý do tế nhị mà họ không nói ra là không muốn để quản lý thị trường kiểm soát. Ở đây nổi lên một vấn đề mà các cơ sở giết mổ tập trung của chính quyền cần phải cải tiến để hoạt động của họ có thể cung cấp dịch vụ này tốt nhất, thuận lợi tiết kiệm chi phí và thời gian nhất.

Các điểm mua bán bò trên địa bàn huyện hình thành tự phát để đầu mối mua và chuyển đi các địa phương khác. Người có bò có thể tới đó để biết thông tin và giao dịch mua bán bò hay môi giới. Một đặc điểm của điểm giao dịch này là không chỉ giao dịch bò thịt mà còn cả bò giống, bê con và những thứ cần thiết cho chăn nuôi bò.

Việc tiêu thụ thịt bò qua hệ thống bán lẻ ở các chợ hiện nay là vấn đề lớn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Với mặt bằng hẹp, nhiều khi bán nhiều loại thịt cùng một quầy, trang thiết bị không có và kém hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm là những rủi ro đang đe dọa sức khỏe của người tiêu dùng, làm giảm đi chất lượng của thịt bò.

Với mức thu nhập bình quân đầu người chưa cao và lạm phát cao, trong thời điểm cuối năm 2011 và năm 2012 này, giá thịt bò cao, lượng thịt tiêu dùng trên thị trường tỉnh giảm xuống. Số liệu của Sở Công Thương cho biết, tỷ lệ thịt bò tiêu dùng trên thị trường của tỉnh chỉ khoảng 30%, phần còn lại xuất bán vào các tỉnh phía Nam, mà chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh tới hơn 50%. Việc thu mua phân phối này chủ yếu do tư thương tiến hành thông qua hai chợ đầu mối và các điểm thu mua. Phần xuất đi các thương nhân sẽ vận chuyển cả con sống vào phía Nam để giết mổ, phần tiêu dùng nội tỉnh sẽ được giết mổ thông qua lò giết mổ địa phương. Có thể hình dung kênh phân

phối này theo kiểu truyền thống: người sản xuất => trung gian (thương lái) => người tiêu dùng, rất đơn giản. Trong kênh phân phối này các thương lái có ảnh hưởng lớn, với thế mạnh họ có vốn, vì thế trong nhiều trường hợp họ còn ứng vốn cho người chăn nuôi nhất là các hộ trong giai đoạn nuôi vỗ béo, thu mua thanh toán nhanh. Họ bỏ vốn thu mua và vận chuyển tiêu thụ ở phía Nam, chỉ thu hồi vốn sau chu kỳ ít nhất là 1-1,5 tháng. Không thể phủ nhận vai trò của khâu trung gian này, chính họ đã khơi thông thị trường, góp phần nâng giá trị con bò thịt, thúc đẩy nghề chăn nuôi này.

c. Điu kin hi

Về dân số và lao động

Dân số của M'Đrắk đến năm 2013 có khoảng 69.106 người, bao gồm các dân tộc Kinh, Êđê, H'Mông, Tày, Nùng, M'nông, Dao, Thái,…. Trong đó dân tộc Kinh chiếm trên 50%

Tỷ lệ tăng dân số hiện nay là 1,97%, tỷ lệ này giảm đáng kể theo từng năm. Tổng số lao động hiện tại có khoảng 28.200 người, trong đó số lao động qua đào tạo khoảng 2.800, chiếm 10%. Tỷ lệ này so với các tỉnh miền núi khác khác trong cả nước không thấp hơn, tuy nhiên chưa đáp ứng được sự đòi hỏi về mặt chất lượng lao động trong các lĩnh vực kinh tế của huyện.

Về cơ sở hạ tầng

Trên địa bàn huyện có các tuyến chính: đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 26, Tỉnh lộ 13 (đường 693 - Xã Cư Prao), đường 693 (M'Đrắk - Phú Yên). Có đường ô tô đến trung tâm tất cả các xã và đang được nâng cấp dần, tuy nhiên chí có một số ít tuyến được đổ nhựa: đường Nguyễn Tất Thành (đoạn Quốc lộ 26 qua huyện M'Đrăk), Tỉnh lộ 693 (đi qua các xã Krông Jing, Ea Riêng, Ea M'doal giáp huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, dài 40 km), Tỉnh lộ 13 (nối từ đường 693 đoạn tại xã Krông Jing đi xã Cư Prao, dài 30 km), Ea Pil - Cư Prao (dài 12 km)... Hiện đã có xe buýt nối trung tâm huyện và Thành phố

Buôn Ma Thuột do Hợp tác xã Quyết Thắng triển khai (tuyến số 08 và

Express).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)