Giải quyết vấn đề vốn cho chăn nuôi

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 95 - 97)

7. Tổng quan các nghiên cứu

3.2.4. Giải quyết vấn đề vốn cho chăn nuôi

Như trong phần hai đã cho thấy, vấn đề vốn để chăn nuôi là bài toán lớn đối với những tất cả những người muốn tham gia vào chăn nuôi bò thịt, dù rằng nhu cầu vốn không nhiều bằng chăn nuôi bò sữa. Bởi trong thực tế, rất ít hộ có đủ điều kiện về tài chính để mua bò, xây dựng chuồng trại, trồng cỏ thâm canh... mà hiện nay nếu có vốn thì nhiều người cũng đầu tư vào kinh doanh thương mại dịch vụ hay ngành nào đó có độ rủi ro thấp. Lý do chính vì quy mô sản xuất nhỏ, khả năng tích lũy thấp do thu nhập chính là từ nông

nghiệp, ngay các trang trại thì mức thu nhập bình quân cũng chỉ là 40-50 triệu/năm. Thực tế tồn tại vòng luẩn quẩn trong chăn nuôi bò thịt.

Hầu hết người chăn nuôi đang có nhu cầu về vốn để phát triển chăn nuôi. Trên thực tế hiện nay số vốn mới đáp ứng được trên 50% nhu cầu của các hộ chăn nuôi bò. Để đáp ứng nhu cầu đó, đề nghị:

- Việc xây dựng các công trình liên quan đến phát triển chăn nuôi bò như đường, điện, trạm,… ở các vùng có đàn bò phát triển đòi hỏi chi phí lớn, Nhà nước cần hỗ trợ một phần, chủ yếu trợ giúp kỹ thuật; huy động nguồn vốn của các hộ chăn nuôi với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

- Nhà nước cần thực hiện cơ chế cho các hộ chăn nuôi vay vốn theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thời gian vay vốn phải phù hợp với chu kỳ kinh doanh của vật nuôi. Nhà nước cần tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho vay trung hạn và dài hạn để đáp ứng nhu cầu của các hộ chăn nuôi.

- Tăng quỹ cho vay của Ngân hàng để các hộ chăn nuôi vay vốn từ các tổ chức chính thức. Về chính sách tín dụng ưu đãi đối với các hộ phát triển chăn nuôi bò, nên tăng số vốn cho vay cao hơn hộ nông dân bình thường, chủ

yếu là vốn trung hạn và dài hạn đơn giản hoá thủ tục và áp dụng lãi suất hợp lý.

- Khuyến khích các hộ có vốn ở các thành thị, địa phương khác đầu tư phát triển chăn nuôi bò ở những vùng có điều kiện phát triển.

- Tỉnh chỉ đạo, khuyến khích mở rộng các hình thức hoạt động tín dụng tạo vốn tại chỗ như: xây dựng các HTX tín dụng ở các địa phương nhằm khai thác hết các nguồn vốn cho sản xuất.

Ngoài ra, cần được Nhà nước đầu tư vốn ngân sách trong việc xây dựng các chương trình phát triển đầu tư nhập bò giống, xây dựng các trạm thú y…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)