Tình hình nâng cao năng suất và chất lượng chăn nuôi bò thịt ở

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 46 - 48)

7. Tổng quan các nghiên cứu

2.1.2. Tình hình nâng cao năng suất và chất lượng chăn nuôi bò thịt ở

thịt ở huyện M'Đrắk

Chất lượng đàn bò quyết định hiệu quả kinh doanh bò thịt. Nhưng hiệu quả chăn nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng đầu tiên phụ thuộc vào sản lượng và chất lượng thịt của bò nuôi hay phụ thuộc vào tầm vóc chiều cao trọng lượng sau khi sinh, trọng lượng sau 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng, tỷ lệ thịt xẻ và chất lượng thịt.

Chăn nuôi bò ở huyện M'Đrắk, nhìn chung vẫn mang nặng tính truyền thống theo lối quảng canh với mục đích là cung cấp thịt cho tiêu dùng tại chỗ, sức kéo và phân bón cho nông nghiệp.

Ngoài việc cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, chăn nuôi bò hàng năm còn cung cấp cho thị trường 400 - 500 tấn thịt với tỷ lệ bò giết mổ trên dưới 10% so với tổng đàn. Sản lượng của chăn nuôi bò tương xứng với đàn gia súc. Khi số lượng đàn bò lớn thì khối lượng sản phẩm cũng lớn và ngược lại, cụ thể có biểu sau:

Bảng 2.4: Sản lượng sản phẩm thịt bò từ 2010-2014

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Sản lượng (tấn) 439,95 508,97 512,09 518,58 541,82

Tốc độ tăng (%) 3,04 3,04 0,61 1,27 4,48

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện M'Đrắk)

Qua Bảng 2.4 cho thấy sản lượng thịt bò luôn tăng qua các năm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Cụ thể, tốc độ tăng sản lượng thịt bò năm thấp

nhất (2012) là 0,61%, tương đương với mức tăng đạt 3,12 tấn và năm cao nhất (2014) là 4,48%, tương đương với mức tăng đạt 23,24 tấn.

Tỷ lệ sản lượng thịt bò chỉ chiếm khoảng 25-26% tổng sản lượng sản phẩm đại gia súc (trâu, bò). Tuy nhiên, do sản phẩm thịt bò có thị trường tiêu thụ rộng lớn và có vị trí kinh tế cũng như chất lượng cao hơn thịt trâu, cho nên sẽ có ưu thế và điều kiện phát triển trong tương lai.

Bảng 2.5: Tỉ lệ bò lai trong giai đoạn 2010-2014 Năm

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 2013 2014

Bò Vàng (con) 12.046 12.290 8.851 6.362 6.015 Bò lai Sind (con) 7.734 7.870 7.631 6.470 7.570 Tổng đàn bò (con) 19.780 20.160 16.482 12.832 13.585 Tỷ lệ Sind hóa (%) 39,10 39,04 46,29 50,42 55,72

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Huyện M'Đrắk)

Kết quả Bảng 2.5 cho thấy tỉ trọng bò lai trong tổng đàn ngày càng tăng. Nếu như năm 2010, cơ cấu bò lai chỉ chiếm 39,1% thì đến năm 2013, 2014 tỉ lệ bò đã được Sind hóa đã vượt trên 50% trong cơ cấu đàn bò của huyện. Có được sự phát triển như vậy là do từ những năm qua huyện đã thực hiện chương trình “Sind hóa đàn bò” nhằm cải tiến về tấm vóc cũng như tăng năng suất về sức kéo và khả năng cho thịt của đàn bò ở địa phương. Tuy nhiên, phong trào chăn nuôi bò thịt mới chỉ mang tính tự phát chưa có tính quy hoạch, định hướng về lâu dài. Điều này, thể hiện qua hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong các hộ gia đình, tận dụng chăn thả tự nhiên, thức ăn chủ yếu là phụ phẩm nông nghiệp. Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, lai tạo, chăm sóc, nuôi dưỡng chưa được triển khai hiệu quả dẫn đến số lượng đàn bò tăng khá nhưng năng suất, chất lượng đàn bò không cao. Nguyên nhân chính của những tồn tại này do người chăn nuôi còn thiếu đất phát triển đồng

cỏ chăn thả, kiến thức khoa học - kỹ thuật, thiếu vốn, khả năng tổ chức để mở rộng quy mô sản xuất chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)