Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 38 - 40)

7. Tổng quan các nghiên cứu

1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An

Ở Nghệ An, mô hình phát triển bò hàng hoá đang trở thành phong trào và phát huy được hiệu quả có vai trò quan trọng của quỹ đất nông nghiệp, Quỹ này được các hộ chăn nuôi tại nhiều địa phương trích ra để trồng cỏ voi, cỏ sả, cỏ zuzi… Đây là một yếu tố rất quan trọng tạo điều kiện để phong trào nuôi bò nhốt tại chuồng phát triển mạnh mẽ. Tại nhiều địa phương, nhờ tổ

chức các mô hình nuôi bò nhốt, không mất nhiều thời gian mà mang lại hiệu quả kinh tế cao, bất kỳ hộ gia đình nào có kinh tế dư giả cũng có thể nuôi bò nhốt. Mỗi ngày người chăn nuôi chỉ cần bỏ ra 30 phút cắt cỏ là đủ cho vài cặp mẹ con bò ăn cả ngày. Những yếu tố khách quan, chủ quan trên là nguyên nhân đẩy mức tăng sinh học và cơ học của đàn trâu bò Nghệ An lên cao khiến tổng đàn trâu, bò của Nghệ An tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Điều này góp phần nâng tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp từ 20% lên trên 29%, đưa tổng đàn trâu bò của Nghệ An vượt lên tốp dẫn đầu trong cả nước.

Lâu nay việc phát triển chăn nuôi bò hàng hoá tại nhiều địa phương đang đặt ra trước mắt các hộ chăn nuôi 3 vấn đề: Giống, tiền vốn và sự quyết tâm đầu tư của người chăn nuôi. Tại Nghệ An, chương trình Zêbu hoá đàn bò vàng được triển khai trong giai đoạn 1995 - 2005 và mở rộng cho đến 2010 đã nâng đàn bò lai Zêbu lên 111.623 con, chiếm gần 84% tổng đàn bò trong tỉnh. Đây là yếu tố quan trọng giúp Nghệ An tự giải quyết cơ bản vấn đề giống. Đàn bò lai Zêbu trưởng thành ở Nghệ An hiện có khối lượng từ 230 - 250kg/con, tăng hơn hẳn bò vàng bình quân từ 40-50 kg. Vấn đề vốn đầu tư phát triển chăn nuôi cho các nông hộ hiện vẫn còn nan giải. Ngoài nguồn vốn tự có (không nhiều) trong dân và vốn vay qua các tổ chức Hội, Đoàn thể như Phụ nữ, Cựu Chiến binh, Nông dân, Đoàn Thanh niên... tại các Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội, các hộ nông dân còn được hưởng lợi từ các chính sách đầu tư hỗ trợ của UBND tỉnh (tại Quyết định số 45/QĐ- UB). Nhưng với mức vay vốn hiện nay, người dân cũng chỉ chăn nuôi theo hướng nhỏ lẻ (1-2 con). Việc chăn nuôi theo mô hình trang trại rất khó khăn vì người chăn nuôi không đủ điều kiện thế chấp để vay vốn các Ngân hàng thương mại. Vướng mắc thứ ba là người dân Nghệ An vẫn còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm nên không dám mạnh dạn đầu tư chăn nuôi theo quy mô trang trại và quy mô công nghiệp.

quả nói trên. Đề án phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hoá trong nông hộ, giai đoạn 2005-2010, với tổng kinh phí dự kiến gần 187 tỷ đồng đang được triển khai, trong đó vốn ngân sách hỗ trợ gần 32 tỷ đồng. Đây là một hướng đi nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tìm các giải pháp để đưa đàn bò hàng hoá của địa phương phát triển lên một bước cả về số lượng lẫn chất lượng, nâng đàn bò Zêbu từ 34% (2004) lên 50% vào năm 2010. Trung tâm Giống chăn nuôi Nghệ An được giao nhiệm vụ đẩy nhanh tiến độ lai tạo một số giống bò thịt chất lượng cao trên cơ sở đàn bò cái lai Zêbu hiện có. Thực hiện Đề án trên, từ đầu năm 2004 đến nay, các địa phương trong tỉnh bắt đầu triển khai phối giống tinh bò chuyên thịt của 4 giống bò Mỹ gồm: Brahman, Droughtmaster, Limousine và Crimousine cho bò cái lai zêbu F1, F2, nhằm tạo ra đàn bê lai có tỷ lệ từ 3/4 đến 7/8 máu ngoại. Đây là một hướng đi giúp Nghệ An phát huy tiềm năng chăn nuôi đại gia súc tại địa phương và đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)