Giải quyết vấn đề thức ăn cho bò thịt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 100 - 103)

7. Tổng quan các nghiên cứu

3.2.6. Giải quyết vấn đề thức ăn cho bò thịt

Trong chăn nuôi, giống là yếu tố di truyền quyết định đến năng suất nhưng thức ăn là biện pháp hàng đầu, chiếm đến 70% giá thành sản phẩm. Bởi vậy giá thức ăn quyết định giá thành phẩm làm cho người chăn nuôi có hiệu quả hay không, chăn nuôi phát triển hay giảm.

Thức ăn chăn nuôi bò hiện nay chủ yếu là chăn thả tận dụng đồng cỏ tự nhiên, việc sử dụng thức ăn của công nghiệp chế biến rất hạn chế, chỉ tập trung vào mùa đông. Để đáp ứng đủ thức ăn cho đàn bò phát triển và các gia súc khác trong thời gian tới, giải pháp về thức ăn cần tập trung theo hướng

sau:

a. Đối vi thc ăn thô xanh

Chăn nuôi theo hướng chăn thả tận dụng đồng cỏ tự nhiên là rất có hiệu quả vì: người chăn nuôi hầu như không cần phải chi phí về thức ăn. Hiện nay diện tích đồi cỏ tự nhiên toàn huyện có khoảng 26.987 ha và 633.727 ha đồi cỏ dưới tán lá rừng có khả năng cho chăn nuôi gia súc. Đây là nguồn lợi rất lớn cho chăn nuôi phát triển. Để duy trì và phát triển đồng cỏ, cần:

diện tích đồi cỏ có thể khai phá được. Vấn đề này lại mâu thuẫn với chính sách của Nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển rừng, nhưng đây là hướng giải quyết có tính quyết định cung cấp thức ăn cho gia súc trong giai đoạn hiện nay khi mà ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc còn kém phát triển. Chính vì vậy, Nhà nước cần sửa đổi cơ chế quản lý rừng, cần dành những diện tích rừng có thể khai phá được để tạo thành các đồi cỏ cho chăn nuôi, kết hợp hài hoà vừa khai phá, vừa bảo vệ và phát triển rừng. Có như vậy đàn bò mới phát triển được.

- Có biện pháp cải tạo và chăm sóc đồi cỏ để có năng suất và chất lượng cao như: bón phân; lắp đặt hệ thống phun nước ở những nơi có điều kiện; trồng thêm các giống cỏ mới…

- Cần tận dụng triệt để các nguồn thức ăn hiện có tại địa phương như rơm lúa, thân lá khoai lang, thân lá lạc và thân cây ngô. Hướng dẫn cách bảo quản để dự chữ chế biến và sử dụng tất cả thức ăn có thể dùng cho chăn nuôi bò mà hiện nay chưa được nông dân sử dụng hoặc mức độ sử dụng còn thấp. Cung cấp một số cây thức ăn và tận dụng mọi diện tích để phát triển các cây có thể làm thức ăn cho bò. Tận dụng tất cả các đất trống, hoang hoá như góc vườn, bờ ao… để trồng cây thức ăn và chuyển đổi cơ cấu sản xuất bằng cách có thể dành một phần diện tích đất trồng trọt như đất vườn, đất ruộng nhất là những chỗ đất trồng trọt kém hiệu quả để trồng cỏ nuôi bò.

b. Đối vi thc ăn công nghip chế biến.

Xu hướng trong chăn nuôi hiện nay là thâm canh cao, sản xuất với quy mô lớn. Cho nên việc sử dụng thức ăn của công nghiệp chế biến là cần thiết và quan trọng vì:

-Thức ăn của công nghiệp chế biến có đầy đủ các thành phần chất dinh dưỡng hơn thức ăn thô xanh, do đó sẽ là điều kiện để tăng năng suất sản phẩm đảm bảo cung cấp cho tiêu dùng và cho xuất khẩu.

- Đảm bảo cung cấp được cho gia súc liên tục, ổn định phát triển sản xuất, sử dụng lao động hợp lý và hiệu quả.

- Giảm được thời gian chăn nuôi, do đó sẽ hạn chế được các nguồn lực (lao động, chi phí…), góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Với tầm quan trọng như trên, giải pháp về thức ăn công nghiệp chế biến cần thực hiện là:

* Phát triển mạnh các cơ sở chế biến thức ăn đại gia súc với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, có quy mô hợp lý với khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu và phát triển của ngành chăn nuôi. Tuỳ thuộc vào khả năng nguồn lực có thể xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn đại gia súc theo quy mô Nhà máy, xí nghiệp, xưởng với công nghệ chế biến tiên tiến, đảm bảo chế biến và cung cấp cho vật nuôi những loại thức ăn có chất lượng tốt và đầy đủ thành phần dinh dưỡng.

* Về nguyên liệu chế biến, thực hiện theo hướng sau:

+ Trên cơ sở đảm bảo lương thực cho nhu cầu con người, cần phát triển hơn nữa để sản xuất ra các loại sản phẩm lương thực (chủ yếu là ngô, khoai) cung cấp cho các cơ sở chế biến bằng cách mở rộng diện tích sản xuất trên cơ sở đầu tư thâm canh, tăng vụ, đưa giống lương thực có năng suất cao vào sản xuất. Tuy nhiên, giải quyết về nguyên liệu theo hướng này lại liên quan đến hàng loạt các vấn đề như công tác giống, phân bón, tưới tiêu… khi mà các vấn đề đó được giải quyết tốt thì sẽ đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho các cơ sở chế biến thức ăn đại gia súc.

+ Tận dụng các phế phẩm của ngành trồng trọt, của các cơ sở chế biến còn có khả năng chế biến thức ăn đại gia súc.

+ Nhập thêm nguyên liệu chế biến từ nước ngoài để đảm bảo nguyên liệu cho chế biến. Nhà nước cần tạo mọi điều kiện thông thoáng, bãi bỏ các thủ tục hành chính nhập khẩu các nguyên liệu chế biến thức ăn, xem xét miễn giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu làm thức ăn mà trong nước chưa sản xuất đủ.

+ Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho nông dân phát triển nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở chế biến như hỗ trợ các yếu tố đầu vào: giống, phân bón…

+ Tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật cho sản xuất vùng nguyên liệu. + Tổ chức ngành dịch vụ cung ứng thiết bị vật tư, kỹ thuật tại các cụm dân cư, cung cấp tại chỗ.

* Tạo nguồn nhân lực cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý cho vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu số lượng, chất lượng cho công nghiệp chế biến.

* Tổ chức lại các cơ sở chế biến thức ăn đại gia súc hiện có; thay đổi phương thức quản lý và hoạt động của nhà máy, đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu trên cơ sở đảm bảo chất lượng thức ăn chế biến; từng bước đầu tư trang thiết bị chế biến hiện đại, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngang tầm với yêu cầu hiện nay.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)