Hoàn thiện hệ thống dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi và thú y

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 104 - 111)

7. Tổng quan các nghiên cứu

3.2.8. Hoàn thiện hệ thống dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi và thú y

sinh trưởng và phát triển theo những quy luật sinh học nhất định. Là những cơ thể sống do đó chúng rất nhạy cảm với môi trường tự nhiên. Mỗi sự thay đổi về thời tiết, khí hậu, dịch bệnh; về sự chăm sóc của con người đều tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của chúng; và đương nhiên là ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của sản xuất. Muốn hạn chế và loại trừ những tác động xấu đến vật nuôi thì có nhiều biện pháp trong đó phải kể đến biện pháp về thú y. Nhiệm vụ của công tác thú y là bảo vệ sức khoẻ cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất. Ngoài mục đích bảo vệ sức khoẻ cho vật nuôi, công tác thú y còn có nhiệm vụ bảo vệ con người tránh được bệnh lây nhiễm trực tiếp từ động vật hoặc những bệnh do thức ăn gây ra; làm tăng sức khoẻ cho người lao động.

Trước đây chăn nuôi chưa phát triển cộng với cơ chế quản lý bao cấp về kinh tế, thiếu thốn vật tư và trang thiết bị, thiếu thông tin khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước, cán bộ không được thường xuyên đào tạo lại đã làm cho công tác thú y kém phát triển. Những năm qua khi chuyển sang cơ chế thị trường, những tồn tại khách quan trên đây đã từng bước được khắc phục và theo đó ngành thú y cũng từng bước phát triển lên.

Trong thời gian tới, để ngành thú y có đủ năng lượng và sức mạnh hoàn thành nhiệm vụ thì:

- Nhà nước (tỉnh, Chính phủ) phải tiếp tục đầu tư phát triển mạng lưới thú y từ Trung ương đến cơ sở với trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại đảm bảo chữa trị, phòng trừ dịch bệnh cho chăn nuôi. Chú ý phát triển mạnh mạng lưới thú y ở cơ sở.

- Kiện toàn tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thú y có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đủ giải quyết những vấn đề về lý luận và thực tiễn của ngành. Về đào tạo cán bộ, kết hợp đào tạo tại chỗ cùng với đào tạo tại các trường đại học, các viện có chuyên ngành thú y. Nhà nước cần hỗ trợ một

phần hoặc toàn bộ chi phí đào tạo, có như vậy mới thu hút được đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực này.

- Đầu tư nghiên cứu sản xuất ra những loại thuốc thú y vắcxin phòng trừ dịch bệnh đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi. Các loại thuốc thú y phải đảm bảo chất lượng đồng thời giá thành hạ.

Trong tổ chức cung cấp dịch vụ thuốc thú y phải được sự chi phối của Nhà nước và của ngành, thực hiện đúng pháp lệnh về thú y, tránh tình trạng sử dụng thuốc thú y sai mục đích và hiệu quả thấp.

- Đẩy mạnh việc quản lý của Nhà nước trong các lĩnh vực: thanh toán dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh sản phẩm chăn nuôi, kiểm dịch vận chuyển gia súc… Trong thời gian tới tất yếu phải được tăng cường đồng bộ.

- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại; xây dựng chuồng trại phù hợp với sinh lý và chức năng sản xuất của vật nuôi, đảm bảo mùa đông êm, mùa hè mát, mùa mưa khô ráo. Có như vậy mới bảo đảm vật nuôi phát triển nhanh, hạn chế được dịch bệnh.

- Tiến tới từng bước xây dựng nền khoa học và công nghệ thú y của thời đại sinh học phân tử và công nghệ sinh học hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của chăn nuôi, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới vào nước ta sau 10 năm nữa chúng ta có thể xây dựng được một nền khoa học thú y hiện đại, hoà nhập được với trình độ chung của thế giới và trước nhất là những nước trong khu vực như: Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc.

KT LUN

Huyện M'Đrắk có tiềm năng để phát triển chăn nuôi bò thịt do điều kiện về địa hình, đất đai với diện tích đồng cỏ chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên, có hệ thống cây trồng phong phú với nhiều phụ phẩm có thể làm thức ăn cho chăn nuôi bò thịt. Trong điều kiện hiện nay, chăn nuôi bò thịt trong hộ gia đình có thể được khẳng định là có hiệu quả, nó vừa cung cấp được một khối lượng lớn sản phẩm cần thiết cho xã hội, vừa góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống và góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Đó là một cơ sở quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển chăn nuôi bò thịt ở M'Đrắk.

Trong thời gian qua, tuy chăn nuôi bò đã có bước phát triển nhưng chủ yếu là sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất hàng hoá còn kém phát triển; chăn nuôi phân tán và quy mô nhỏ. Mức độ phát triển chăn nuôi chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện; việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; các cơ sở hạ tầng kỹ thuật mạng lưới thú y phục vụ cho chăn nuôi yếu kém, phát triển không đồng bộ…

Từ những thuận lợi và tồn tại trên, kết hợp với những yêu cầu đặt ra trên cơ sở tận dụng mọi điều kiện tự nhiên, KT-XH, nguồn nhân lực hiện có và tương lai để phát huy tối đa những thuận lợi và hạn chế tới mức thấp nhất những tồn tại và yếu kém để phát triển mạnh đàn bò trong thời gian tới theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường và công nghiệp chế biến. Chính vì vậy, việc đề ra những giải pháp để phát triển chăn nuôi bò trong thời gian tới là cần thiết, nhưng để cho việc thực hiện các giải pháp đã đề ra cần phải được các cấp các ngành liên quan nhanh chóng triển khai thực hiện, đồng thời mỗi đơn vị sản xuất, người chăn nuôi cần vươn lên trong chăn nuôi. Cụ thể:

trên địa bàn các xã đến năm 2020 quy mô đàn toàn huyện 42.680 con, giải pháp kỹ thuật, giống, hỗ trợ vay vốn, đào tạo phát triển nguồn cán bộ kỹ thuật viên, tổ chức tập huấn cho người chăn nuôi, mạng lưới thú y tại cơ sở.

- Giải pháp cho từng tác nhân: Đối với người nuôi cần phải được nâng cao trình độ, khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, chất lượng sản phẩm và khuyến khích, hỗ trợ liên kết các hộ nuôi nhỏ lẻ để tạo nên sức mạnh tập thể. Đối với người chăn nuôi cần phải đổi mới công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi, đẩy mạnh hình thức liên kết theo tổ hợp tác xã, xây dựng thành công thương hiệu bò M’Đrắk.

Đối với Nhà nước

- Dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, các phòng ban ngành liên quan như phòng NN&PTNT, phòng KH - ĐT… cần tiến hành quy hoạch vùng phát triển đàn bò và có chính sách đầu tư trọng điểm, tạo ra bước đột phá mới đưa nghề chăn nuôi bò thực sự phát triển có hiệu quả và là một nghề chính của ngành chăn nuôi.

- Các cấp ngành liên quan cần tiếp tục triển khai thực hiện chính sách phát triển đàn bò của UBND huyện; sửa đổi bổ sung để chính sách hoàn thiện, phù hợp với tình hình hiện tại. Hàng năm phải tiến hành sơ kết, tổng kết quá trình thực hiện chính sách, phân tích những hạn chế, rút ra những kinh nghiệm, đề ra những phương hướng và giải pháp để cho chính sách đạt được hiệu quả kinh tế xã hội một cách cao nhất.

- Tổ chức tham quan, giới thiệu các hộ chăn nuôi giỏi để mọi người học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi.

Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền mới có thể đưa được ngành chăn nuôi trong đó có chăn nuôi bò trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, nông thôn.

TÀI LIU THAM KHO

[1] Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2003), Chính sách phát triển chăn nuôi giai đoạn 1990-2002, NXB nông nghiệp, Hà nội

[2] Bùi Quang Bình (2002), "Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi bò sữa theo mô hình hợp tác xã ở các nước ASEAN", Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 6 (67).

[3] Bùi Quang Bình (2004), Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2005-2010” B2004-14-28.

[4] Bùi Quang Bình (2005), "Chăn nuôi bò thịt - con đường phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam", Tạp chí kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, số 20 (64).

[5] Bùi Quang Bình (2010), Kinh tế Phát Triển, NXB Giáo dục Hà Nội [6] Hoàng Thị Chính (2010), "Để nông nghiệp phát triển bền vững", Tạp

chí Phát triển kinh tế số tháng 6-2010

[7] Cục Chăn nuôi (2005), Tình hình chăn nuôi bò thịt 2001-2005 và định hướng phát triển giai đoạn 2006-2015, Hà Nội.

[8] Cục Thống kê Đắk Lắk (2009-2013), Niên giám thống kê từ năm 2009- 2013, Đắk Lắk.

[9] Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986-2002, NXB Thống kê, Hà Nội.

[10] Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế Nông nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội [11] Lê Viết Ly (1995), Nuôi bò thịt và nhưng kết quả nghiên cứu bước đầu ở

Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội

[12] Lewis, A. W. (1954), "Economic Development with Unlimited Supplies

of Labour", The Manchester School, 22 (2), 1954, pp.139-191

[13] Nguyễn Thế Nhã (2002), Kinh tế nông nghiệp, NXB Thống Kê

tế Trung ương, Trung tâm thông tin tư liệu, Hà nội

[15] Hoàng Mạnh Quân (2000), Một số giải pháp kinh tế- kỹ thuật chủ yếu phát triển chăn nuôi bò ở hộ nông dân tỉnh Quảng Bình, Luận án tốt nghiệp tiến sĩ, đại học nông nghiệp I, Hà Nội

[16] Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.

[17] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Báo cáo Tổng kết Dự án Phát triển đàn bò lai thực hiện chương trình giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2006 - 2010

[18] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Dự thảo Báo cáo Dự án Quy hoạch tổng thể nông nghiệp và nông thôn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến 2025

[19] Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp - lý luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [20] Đặng Kim Sơn (2008), Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá

trình CNH, NXB Tri Thức,

[21] Đào Thế Tuân (2008), Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam, NXB Tri Thức 2008

[22] Nguyễn Văn Thưởng, Kỹ thuật nuôi bò sữa, bò thịt ở gia đình, NXB

nông nghiệp, Hà Nội.

[23] Nguyễn Xuân Thảo (2004), Góp phần phát triển bền vững Nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia 2004

[24] Phạm Thế Trịnh (2007), Điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Đắk Lắk đến 2010 và tầm nhìn 2020, Tạp chí địa chính số 3 – 2007.

[25] Phạm Thế Trịnh (2009), Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất huyện M’Đrắk – Đắk Lắk, Tạp chí khoa học và phát

triển tập 7, Số 1 – 2009.

[26] Viện Chăn nuôi (2001), Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội

[27] Viện dinh dưỡng – Bộ y tế (2003), Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, NXB y học, Hà Nội

Các trang Web

[28] Ricardo (1772-1823) On the Principles of Political Economy and

Taxation, http://www.econlib.org/library/Ricardo/ricP.html

[29] Http:// www.google.com.vn

[30] Http://www.faostat.fao.org/faostat/collection,subset [31] Http://www.gso.gov.vn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 104 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)