Giải pháp về giống

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 90 - 93)

7. Tổng quan các nghiên cứu

3.2.2. Giải pháp về giống

Trong chăn nuôi, vai trò con giống giữ một vị trí quan trọng trong việc cải tiến di truyền, nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm chăn nuôi. Nhận thức rõ vai trò kinh tế xã hội của công tác giống vật nuôi, từ những năm 60 Nhà nước xây dựng hệ thống giống vật nuôi từ Trung ương đến địa phương. Từ khi đổi mới cơ chế quản lý thực hiện thương mại hoá vật tư, Chính phủ ra quyết định 125/CT ngày 18/4/1991; tiếp đó, ngày 19/3/1996 Chính phủ ban

hành Nghị định 14/CP về quản lý giống vật nuôi. Thực hiện những quyết định trên, trong vòng 10 năm qua ngành nông nghiệp đã tổ chức chỉ đạo công tác giống, góp phần cung cấp giống vật nuôi cho người sản xuất.

Trên địa bàn huyện, thực hiện dự án phát triển đàn bò của sở NN&PTNT công tác giống đã được chú trọng thông qua cải tạo giống bò địa phương bằng các giống bò nhập từ các địa phương khác và nhập ngoại.

Việc xây dựng chương trình giống là việc làm rất cần thiết trong phát triển chăn nuôi sản xuất hàng hoá vì:

- Nhu cầu của thị trường ngày càng cao về số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm chăn nuôi. Do đó phải có giống tốt mới có thể đáp ứng được nhu cầu này.

- Chăn nuôi theo phương thức sản xuất hàng hoá với quy mô lớn đòi hỏi phải có đủ giống cho sản xuất thì mới có thể phát triển được. Đồng thời giống đó phải có chất lượng, năng suất cao thì sản xuất mới đem lại hiệu quả kinh tế.

Tuy chăn nuôi đã có bước phát triển nhưng vẫn chưa tạo ra rộng rãi những giống tốt đưa vào sản xuất, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu tiêu thụ nội địa. Ở một số nước trong khu vực có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi rất lớn, nhưng sản phẩm chăn nuôi của ta chưa đủ sức hoà nhập và cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế do năng suất vật nuôi thấp, giá thành sản phẩm cao, chất lượng chưa đáp ứng được thị trường ngoài nước. Vì vậy, nếu không được đầu tư cải tiến và nâng cao chất lượng giống vật nuôi thì không đủ sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu ở các nước trong khu vực và quốc tế; không tiêu thụ được sản phẩm chăn nuôi, người chăn nuôi kém phấn khởi đầu tư vì hiệu quả thấp, rủi ro nhiều.

Để đạt được mục tiêu 42.680 con bò vào năm 2020, trên cơ sở điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện, phát huy tối đa mọi nguồn lực, tiến

tới phát triển giống theo các mục tiêu sau:

- Xây dựng, chọn giống bò có năng suất, chất lượng cao cung cấp cho người sản xuất để có sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Thực hiện định hướng lâu dài để phát triển chăn nuôi bò ở M'Đrắk theo kịp các địa phương khác trong nước.

- Quy hoạch và sắp xếp lại các đơn vị nuôi giữ giống gốc, đồng thời tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật để xây dựng đàn giống hạt nhân mở làm cơ sở xây dựng chương trình tạo giống cung cấp cho người chăn nuôi những giống đã được cải tạo, cải tiến, có năng suất, chất lượng cao.

- Tiếp tục đầu tư vốn để nâng cao công nghệ sản xuất giống, rút ngắn dần khoảng cách trình độ làm giống của ta so với các nước có ngành chăn nuôi phát triển.

Để thực hiện được mục tiêu đề ra, trong công tác giống chúng ta phải tiến hành từng bước trong khải nghiệm, nghiên cứu, đưa vào chăn nuôi thí điểm và nhân ra diện rộng:

Đối với bò thịt, chủ yếu theo hướng bò Zêbu có năng suất cao, thịt ngon. Tiếp tục nhân thuần giống bò Redsindhi, giống bò Brahman trắng ở các nông trường, tổ chức xây dựng thêm cơ sở chăn nuôi giống bò Zêbu để cung cấp bò giống.

Có 2 phương pháp để lai tạo các giống bò cao sản với giống bò cái lai Sind của địa phương đó là thụ tinh nhân tạo bằng tinh dịch đông lạnh hay tinh cọng rạ của các giống bò cao sản và cho bò đực giống giao phối trực tiếp. Tuy nhiên, để mua một con bò đực giống cao sản thì chi phí bỏ ra không phải là nhỏ. Vì vậy, phương án tối ưu để cải tạo cho đàn bò của huyện M'Đrắk chính là cho thụ tinh nhân tạo. Cho đến nay, số lượng cán bộ thú y và dẫn tinh viên của huyện là khá lớn (46 người), đây chính là một yếu tố hết sức thuận lợi, nó tạo điều kiện cho việc thụ tinh nhân tạo đàn bò thịt được tiến hành trên diện

rộng, giúp rút ngắn thời gian cải tạo, nâng cao số lượng cũng như chất lượng của đàn bò thịt trên toàn địa bàn.

Việc lựa chọn giống bò cao sản phù hợp với điều kiện sinh thái và phù hợp với bò cái nền của địa phương là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó cũng cần phải hạn chế ảnh hưởng của các bò đực “cóc” còn lại trên địa bàn huyện, và tiến tới loại bỏ dần chúng, thay vào đó là những giống bò lai Sind và bò thịt chất lượng cao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)