Các nhân tố về kĩ thuật chăn nuôi

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 34 - 36)

7. Tổng quan các nghiên cứu

1.3.2. Các nhân tố về kĩ thuật chăn nuôi

a. Ging

Giống là yếu tố tiền đề trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất. Đàn bò Việt Nam hiện nay dù đã trải qua nhiều chương trình Sind hóa đàn bò nhằm cải tạo giống nhằm tăng năng suất thịt. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ đàn bò lai của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 30% còn lại 70% là giống bò vàng địa phương. Đặc điểm của bò vàng địa phương là chịu đựng điều kiện nóng ẩm nhiệt đới, thích nghi với điều kiện chăn nuôi tận dụng, đầu tư thấp, chăn thả trên đồng bãi cỏ tự nhiên, thành thục sớm, mắn đẻ…. song có nhược điểm là tầm vóc nhỏ (trọng lượng trưởng thành chỉ đạt 180 kg/con), sinh trưởng chậm, năng suất thịt - sữa thấp, tỷ lệ thịt xẻ chỉ đạt 30%. Rõ ràng, nâng cao chất lượng thịt dựa vào việc cải tạo giống bò được đặt lên hàng đầu. Hiện tại nguồn cung cấp giống và dịch vụ lai giống phụ thuộc vào chương trình cải tạo giống bò địa phương của Trung ương nhưng đã kết thúc vào năm 2010, hiện chưa có chương trình thay thế. Người nông dân vẫn phải dựa vào nguồn cung trên thị trường và thường không đảm bảo chất lượng. Kinh nghiệm của những địa phương có đàn bò lai phát triển đều đã có hệ thống cung cấp giống bò lai và ngân hàng tinh trùng để nhân giống. Nên địa phương nào muốn phát triển đàn bò thịt thì khâu đầu tiên phải giải quyết vấn đề giống bò cho người chăn nuôi. Cũng cần nhớ rằng, việc cải tạo giống này đòi hỏi chi phí không nhỏ nhất là đối với những nông dân nghèo. Đề đạt được mục tiêu cải tạo giống bò và cung cấp giống tốt cần phải kết hơp với việc hỗ trợ vốn thì mới hiệu quả.

Để tiêu thụ và xuất khẩu được thịt bò, trước hết cần phải đầu tư để cải tiến và nâng cao chất lượng con giống. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trọng lượng trung bình của bò cái nội lúc trưởng thành là 180 – 200kg/con và bò đực là

210 – 250kg/con, tỷ lệ thịt xẻ thấp (khoảng 40%), trong khi đó bò lai giữa cái lai Sind và Charolais 24 tháng tuổi đã đạt trọng lượng 290 – 300kg/con, tỷ lệ thịt xẻ là 53%. Do đó cần phải tiến hành cải tạo giống để nâng cao tầm vóc, chất lượng đàn bò và tăng năng suất chăn nuôi cũng như thúc đẩy ngành chăn nuôi bò thịt ngày một phát triển.

b. Ngun cung cp thc ăn cho bò tht

Do đặc điểm của chăn nuôi bò thịt là các cơ thể sống và chúng luôn cần một lượng tiêu tốn thức ăn tối thiểu cần thiết thường xuyên, không kể rằng các đối tượng này nằm trong quá trình sản xuất hay không. Từ đặc điểm này, để phát triển chăn nuôi bò thịt thì người sản xuất phải giải quyết vấn đề thức ăn. Thức ăn không chỉ để duy trì đàn bò thịt bình thường mà còn để phát triển đàn bò. Thức ăn phải đảm bảo số lượng, chất lượng cũng như theo cơ cấu thức ăn từng thời kỳ chăn nuôi nhất định. Thức ăn cho bò không chỉ ảnh hưởng tới duy trì đàn bò mà còn ảnh hưởng tới năng suất thịt và chất lượng thịt.

Thức ăn cho bò ở nước ta chủ yếu là các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp và tận dụng chăn thả tự nhiên. Tuy nhiên, bãi chăn đang ngày càng bị thu hẹp, nhiều phế phụ phẩm đang còn bị lãng phí chưa được tận thu để nuôi bò. Một số giống cỏ nhập nội đã được trồng thử và chọn lọc, nhưng hiện nay mới chỉ được trồng ở một số cơ sở chăn nuôi bò giống và một số rất ít các địa phương. Nói chung việc đưa tiến bộ kỹ thuật, thức ăn và nuôi dưỡng bò ở nước ta còn nhiều hạn chế, tình trạng bò bị thiếu thức ăn, nhất là vào mùa khô và bị thiếu dinh dưỡng vẫn còn khá phổ biến.

c. H thng cung cp dch v k thut và thú y

Nhiệm vụ của công tác thú y là đề phòng và chống bệnh cho đàn gia súc, kiểm nghiệm sản phẩm chăn nuôi trước khi xuất bán. Công tác thú y liên quan chặt chẽ đến việc bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi và người tiêu dùng, là

nhân tố làm hạn chế các rủi ro xảy ra trong quá trình chăn nuôi. Trong điều

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)