Giải pháp mở rộng quy mô đàn bò gắn với quản lý quy hoạch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 84 - 90)

7. Tổng quan các nghiên cứu

3.2.1. Giải pháp mở rộng quy mô đàn bò gắn với quản lý quy hoạch

a. Quy mô đàn

Huyện M’Đrắk có điều kiện sinh thái rất phù hợp với phát triển chăn nuôi bò, tuy nhiên hiện nay trong điều kiện nguồn thức ăn thô xanh có nhiều khó khăn do diện tích các bãi chăn thả ngày càng bị thu hẹp. Do vậy phát triển đàn bò theo hướng nâng cao chất lượng, trên cơ sở đẩy nhanh công tác cải tạo

đàn bò nhằm nâng cao tầm vóc và chất lượng sản phẩm. Bảng 3.1: Phát triển đàn bò huyện M’Đrắk đến năm 2020 Đơn vị tính: Con Định hướng Tăng bình quân % Hạng mục Hiện trạng 2014 2015 2020 2011 – 2015 2016 - 2020 Toàn tỉnh 180.807 259.130 380.000 6,28 7,96 Huyện M’Đrắk 13.585 27.740 42.680 7,00 9,00 Trong những năm tới cần tập trung phát triển mạnh đàn bò, cả về số lượng đầu con và chất lượng sản phẩm, giai đoạn 2016 - 2020 tập trung nâng cao chất lượng đàn bò, nhất là bò hướng thịt.

Dự kiến đến năm 2015, tổng đàn bò toàn tỉnh 259.130 con, tốc độ tăng đàn bình quân: 6,28 %/năm, tỷ lệ bò lai đạt 60 % tổng đàn, đến năm 2020 tổng đàn bò: 380.00 con, trong đó bò lai đạt trên 60 % tổng đàn, tốc độ tăng đàn bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là: 7,96 %/năm. Trong cơ cấu, đàn bò cái sinh sản chiếm 35 – 40% tổng đàn, bò chuyên thịt chất lượng cao 15.000 - 24.000 con, bò sữa 800 – 1.000 con. Trong đó huyện M’Đrắk đến năm 2020 tổng đàn 42.680 con, tốc độ tăng trưởng bình quân 9%/năm.

Đàn bò được bố trí ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, nhưng tập trung ở các xã của huyện M’Đrắk, đang trong giai đoạn đô thị hóa, diện tích đất đồng cỏ ngày càng bị thu hẹp, do vậy không mở rộng qui mô, tập trung nâng cao chất lượng đàn bò theo hướng phát triển các giống bò chuyên thịt.

b. Ci to và nâng cao cht lượng đàn bò

Cùng với việc tập trung tăng số lượng quy mô đàn, cần tiếp tục ưu tiên đầu tư cải tạo nâng cao tầm vóc, năng suất chất lượng đàn bò theo hướng Zê bu hóa, từng bước chọn lọc tạo lập đàn bò cái nền lai Zêbu để tiếp tục phối

giống với các con giống bò thịt cao sản tạo ra đàn bò thịt chất lượng cao. Dự kiến đến năm 2015 tỷ lệ bò lai đạt 60% tổng đàn, số lượng khoảng 15.530 con, đến năm 2020 phấn đấu tỷ lệ đàn bò lai đạt trên 60 % tổng đàn, số lượng khoảng 24.750 con (tỷ lệ bò lai đến 2020 cả nước đạt trên 50%).

Bảng 3.2: Phát triển bò lai Zêbu ở huyện M’Đrắk đến năm 2020

ĐVT: Con

Hạng mục Năm 2015 Năm 2020

Toàn tỉnh 154.560 235.600

Huyện M’Đrăk 15.530 24.750

- Giải pháp: Đẩy mạnh công tác cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò, cần thực hiện đồng bộ hai giải pháp: Phối giống trực tiếp và gieo tinh nhân tạo, thông qua chương trình xã hội hóa công tác giống, chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và các dự án phát triển chăn nuôi, các mô hình khuyến nông để cung cấp bò giống đã qua chọn lọc nhân giống ở những nơi chưa có điều kiện làm thụ tinh nhân tạo theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng đầu tư hoặc khuyến khích các chủ trang trại, người chăn nuôi đầu tư mua giống bằng vốn tự có. Đồng thời phát triển nhanh mạng lưới thụ tinh nhân tạo, gửi đi đào tạo, tập huấn nâng cao tay nghề cho đội ngũ dẫn tinh viên....

c. Phát trin bò chuyên tht

Hiện nay nhu cầu thịt nói chung và thịt bò nói riêng tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt thịt bò có chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguồn thịt bò cung cấp trên thị trường hiện nay phần lớn có nguồn gốc từ bò loại thải nên chất lượng thịt không đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường, do vậy phát triển chăn nuôi bò thịt, nhất là bò chuyên thịt là hướng đi cần thiết.

Huyện M’Đrắk sau nhiều năm cải tạo, nâng cao chất lượng đàn bò, bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo có hàng ngàn bò thịt đã được sinh ra, trong đó có một số giống chuyên thịt như Brahman, Limousine,… bê con sinh ra sinh trưởng và phát triển tốt, đây là cơ sở để phát triển đàn bò thịt trên địa bàn tỉnh.

Bảng 3.3: Phát triển bò chuyên thịt huyện M’Đrắk đến năm 2020

ĐVT: con

Hạng mục Năm 2015 Năm 2020

Toàn tỉnh 11.000 24.000

Huyện M’Đrắk 4.500 13.000

Dự kiến đến năm 2015 đàn bò hướng thịt có 4.500 con và đến 2020 có 13.000 con, với các giống Red Brahman, Limousine, Charolais, Anbondance và Droughtmaster

Đàn bò chuyên thịt được bố trí ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung nhiều ở các địa phương đã chăn nuôi bò thịt, có kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng và phòng chống dịch bệnh tốt, có diện tích cỏ trồng phát triển, nhất là đội ngũ dẫn tinh viên có chuyên môn cao và tâm đắc với nghề như các xã của huyện M’Đrắk nhờ có dự án đầu tư phát triển chăn nuôi đại gia súc hướng thịt của Công ty TNHH Liên hợp công nông nghiệp phát triển bền vững Sao Đỏ đầu tư tại xã Ea Lai.

- Cách thực hiện: Để phát triển nhanh đàn bò chuyên thịt, biện pháp tốt, nhanh và hiệu quả nhất là thực hiện phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, bởi vì từ một con bò đực giống tốt có thể phối giống cho hàng ngàn con bò cái mà thế hệ con lai vẫn giữ được đặc tính tốt từ bố mẹ, khắc phục được sự chênh lệch tầm vóc giữa cá thể đực và cái khi truyền giống. Đồng thời để thụ tinh nhân tạo đạt kết quả cao, cần phải có đàn bò cái nền tốt, thời gian qua Đắk Lắk đã thực hiện thành công chương trình cải tạo đàn bò theo

hướng Zêbu hóa, nhiều con lai có 50% máu sind đã được sinh ra, trước mắt có thể sử dụng bò cái nền lai sind cho phối với các giống bò thịt cao sản nhập nội, để tạo con lai F1 chuyên thịt, sau đó dần dần cố định nhóm máu và hình thành giống bò chuyên thịt thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương.

Phát triển chăn nuôi bò thịt sẽ làm thay đổi tỷ trọng của chăn nuôi trong cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, nhưng cũng đòi hỏi phải có đủ nguồn lực như: vốn, lao động, đất đai cũng như các điều kiện về hạ tầng cơ sở để phát triển như hệ thống đường giao thông để vận chuyển và chế biến tiêu thụ sản phẩm, hệ thống cung cấp điện nước... Nghĩa là, việc bổ sung sẽ kéo theo sự điều chỉnh lại cân đối các nguồn lực cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung.

Đặt vấn đề quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi bò thịt trọng điểm cần phải xem đây như là sự cụ thể hoá quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi và quy hoạch đàn bò phát triển. Quy hoạch này cũng phải đảm bảo bổ sung, vừa có thể phát huy giữa chăn nuôi bò thịt và tổng thể phát triển của đàn bò. Điều chỉnh bổ sung này còn nhằm đảm bảo sự thống nhất hài hòa và nâng cao hiệu quả của quy hoạch tổng thể và phát triển chăn nuôi bò thịt, từ đó sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển chung của nông nghiệp nông thôn

(chẳng hạn như vấn đề xử lý phân rác do chăn nuôi thải ra môi trường) mặt khác sẽ nâng cao hiệu quả của các công trình đầu tư khác như đường xá, hệ thống cung cấp điện....

Từ đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm thịt bò nói riêng cũng như điều kiện tiêu thụ những sản phẩm này có thể đưa ra nguyên tắc để xây dựng quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện M'Đrắk như sau: Phát triển chăn nuôi bò thịt tập trung theo hướng Công nghiệp hoá: từ nuôi bò đến mua gom, chế biến thịt ở các địa bàn có điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng lao động, đất đai, khí hậu.

Bảng 3.4: Số lượng đàn bò trong vùng chăn nuôi tập trung đến 2020

(Đvt: con)

Nội dung Định hướng phát triển đàn bò

đến năm 2020 Tng s 42.680 Vùng trng đim 26.483 Ea Trang 12.450 Krông Jing 7.780 Cư Prao 6.253 Ngoài vùng trng đim 16.197

Như vậy, vùng chăn nuôi bò thịt trọng điểm bao gồm các xã Ea Trang, Krông Jing và Cư Prao. Với vùng quy hoạch các huyện này bảo đảm phát triển vùng sản xuất chuyên canh tập trung hàng hóa lớn, thuận lợi cho thu mua chế biến.

Quy mô có sự điều chỉnh cho toàn vùng trọng điểm là đạt 26.483 con chiếm hơn 62,05% số lượng cần tăng. Vùng ngoài trọng điểm với số lượng hiện có 16.197 con với tốc độ tăng trưởng bình thường hiện nay đến năm 2020 sẽ đạt mục tiêu đề ra. Việc duy trì quy mô như vậy cho khu vực này là phù hợp vì: Thứ nhất, khu vực trọng điểm này có phụ phẩm nông nghiệp khoảng hơn 10 nghìn tấn, tức có thể bảo đảm lượng thức ăn khô cho hơn 26 nghìn con, cộng với diện tích quy hoạch trên 100 ha và diện tích rừng, ruộng sau thu hoạch có thể chăn thả sẽ đủ thức ăn; Thứ hai, phù hợp với điều kiện cũng như trình độ sản xuất của nông dân và của khu vực.

Với các xã trong vùng trọng điểm huyện M'Đrắk duy trì quy mô tăng nhanh và đi theo hướng chuyên canh. Nếu chỉ dựa vào phụ phẩm nông nghiệp khó đảm bảo. Vì thế, phải xây dựng đồng cỏ cho khu vực này trên cơ sở khai thác đất bằng chưa sử dụng, đất rẫy như quy hoạch sử dụng đất đã điều chỉnh đến năm 2020. Việc tập trung mở rộng đồng cỏ ở đây cho phép đầu tư thâm

canh trên quy mô lớn sẽ có hiệu quả hơn. Diện tích tăng thêm này căn cứ vào lượng phụ phẩm nông nghiệp có thể tận dụng, mục tiêu quy mô đàn bò năm 2020 và định mức đồng cỏ cho một con bò là 500m2. Giải pháp huy động vốn và tích tụ tập trung đất sẽ trình bày trong các phần sau. Tuy nhiên giải pháp liên kết để phát triển đồng cỏ ở các huyện láng giềng cũng cần tính tới khi phân bổ sản xuất chăn nuôi ra gần các huyện này.

Ngoài ra, lựa chọn các xã này nằm trong vùng trọng điểm là để tận dụng các điều kiện khách quan và chủ quan của từng xã. Với lợi thế về nguồn phụ phẩm nông nghiệp rất lớn mà nhờ đó các xã Ea Trang, Krông Jing, Cư Prao ngoài phần thức ăn khô dành cho đàn bò phát triển còn một lượng phụ phẩm dư thừa xuất chuyển tới các địa phương khác. Trong quy hoạch vùng chăn nuôi bò thịt mới cũng vẫn cần bố trí những diện tích trồng cỏ, vì về lâu dài thấy vẫn cần thiết, hơn nữa đây là phần diện tích chuyển từ diện tích đất lúa màu kém hiệu quả, đất vườn tạp và đất chưa sử dụng. Nếu trồng cỏ thâm canh có hiệu quả, không những đáp ứng đầy đủ nguồn thức ăn cho đàn bò thịt của huyện mình mà có thể xuất sang các huyện bạn, từ đó không những tăng thu nhập cho huyện mà còn góp phần vào sự phát triển đàn bò thịt trên địa bàn toàn huyện M'Đrắk. Vì vậy, trong dự án quy hoạch vùng chăn nuôi cần thiết phải dành khoảng 50-90 ha đất trồng cỏ thâm canh gắn liền với khu chăn nuôi tập trung.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)