Tình hình tổ chức chăn nuôi bò thịt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 53 - 60)

7. Tổng quan các nghiên cứu

2.1.4. Tình hình tổ chức chăn nuôi bò thịt

Hiện nay, ở huyện M'Đrắk có 03 hình thức chăn nuôi chủ yếu sau đây: - Chăn nuôi bò thịt quảng canh: Là phương thức chăn nuôi phổ biến cho hầu hết các hộ chăn nuôi ở huyện. Chăn nuôi bò ở tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện M'Đrắk nói riêng theo phương thức quảng canh và quy mô chăn nuôi nông hộ là chủ yếu với quy mô nông hộ 1-2 con là phổ biến để sử

dụng sức kéo trong nông nghiệp; tận dụng phế phụ phẩm nông sản và lao động phụ trong gia đình. Việc áp dụng phương pháp chăn nuôi quảng canh là một trong những nguyên nhân làm cho bò tăng chậm, bò có sức chống chịu với bệnh tật kém, tỷ lệ chết non cao, người chăn nuôi không thể quản lý nổi công tác phối giống cho đàn bò cái sinh sản dẫn đến chất lượng bò thịt giống thấp. Điều này sẽ làm cho sức sản xuất của đàn bò bị giảm, hiệu quả thu được không cao và không kích thích, tạo điều kiện thuận lợi để người chăn nuôi mở rộng sản xuất.

- Chăn nuôi bò thịt bán thâm canh: Là phương thức chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi bò vừa và nhỏ. Phương thức này bò được chăn thả ngoài gò, bãi, ven rừng, ven đê, ven sông và các cánh đồng chờ thời vụ. Khi chăn thả về hoặc ban đêm bò được cung cấp khoảng 50% khẩu phần tại chuồng và là cỏ cắt và các phụ phẩm nông nghiệp. Giống bò sử dụng trong phương thức chăn nuôi này thường là bò lai Zebu hoặc giống bò thịt Zêbu thuần.

- Chăn nuôi bò thịt thâm canh: Chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, thâm canh là một nghề rất mới mẻ với nông dân Việt Nam. Chăn nuôi bò thâm canh đòi hỏi dân trí và kinh tế cao. Phương thức chăn nuôi này chủ yếu là bò lai, bò ngoại chuyên thịt, bò được nuôi trên đồng cỏ thâm canh luân phiên hoặc nuôi nhốt tại chuồng với khẩu phần ăn hoàn chỉnh và chuồng nuôi hiện đại. Hình thức này đang được triển khai ở một số dự án ở huyện M'Đrắk .

Hiện nay, chăn nuôi bò ở huyện là phương thức chăn nuôi truyền thống, chăn nuôi bò vẫn chủ yếu theo hình thức thả rông, với quy mô nông hộ 1-2 con là phổ biến để sử dụng sức kéo trong nông nghiệp và tận dụng phế phụ phẩm nông sản và lao động phụ trong gia đình. Chăn nuôi trang trại có hình thành nhưng số lượng ít, trang trại chăn nuôi nhỏ, phát triển chăn nuôi bò trang trại không bảo đảm tính bền vững. Hiện toàn huyện có 61 trang trại chăn nuôi, trong đó mới chỉ có 3 trang trại tập trung chăn nuôi trâu bò.

2.1.5. Nâng cao kết quả kinh doanh và thu nhập của người chăn nuôi nuôi

Thu nhập về chăn nuôi bò phụ thuộc thuộc vào sản phẩm đưa ra thị trường (nếu tính cả số đầu con bò còn cao hơn nữa). Chính vì vậy, nếu sản lượng sản phẩm lớn thì thu nhập sẽ cao, ngược lại sản lượng sản phẩm nhỏ thu nhập sẽ thấp. Đồng thời thu nhập từ chăn nuôi bò còn phụ thuộc rất lớn vào sự biến động của giá cả sản phẩm thịt bò trên thị trường, theo tính toán của Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, giá sản phẩm thịt bò giao động từ 250 -300 ngàn đồng/kg, thời điểm cao nhất lên đến 350 ngàn đồng/kg nhân dịp lễ, tết… Có thể nói rằng sản phẩm thịt bò là một thứ hàng hoá đặc sản chỉ phù hợp với một số dân cư có thu nhập khá cao mới tiêu thụ được loại sản phẩm này.

Bảng 2.8: Tình hình thu nhập từ chăn nuôi bò (2010-2014)

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Thu nhập (tr.đ) 14.198,5 15.269,1 17.362,7 18.557,4 19.254,6

Tốc độ tăng (%) 7,54 13,71 6,88 3,76

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Huyện M'Đrắk)

Kết quả chăn nuôi bò trong những năm qua đã cho thấy rõ lợi ích kinh tế, với mức thu nhập tăng liên tục năm sau cao hơn năm trước và ổn định. Bình quân tốc độ tăng thu nhập là 6,36%/năm. Với tốc độ tăng này, một mặt đã phản ánh được phần nào xu hướng phát triển chăn nuôi bò là một nghề sản xuất có hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp nói chung và nền kinh tế nói chung. Mặt khác, sẽ là nghề có khả năng nâng cao đời sống cho người lao động ở nông thôn thông qua việc phát triển chăn nuôi bò.

Số liệu điều tra chăn nuôi bò thịt cho thấy số lượng bò xuất chuồng trong năm 2014 của các hộ điều tra ở huyện M'Đrắk bình quân là 2,2 con, hộ nhiều nhất là 8 con và hộ ít nhất là 1 con. Tỷ lệ số hộ xuất chuồng 1 con chiếm 40%, 2 con là 45,2% và 3 con 7,1% và 4 con là 7,7%. Từ 5 tới 8 con

chỉ hơn 2% mỗi nhóm. Lượng xuất chuồng này do quy mô chăn nuôi bò thịt còn nhỏ nên lượng xuất chuồng ít.

Biểu đồ 2.1 mô tả tỷ trọng các nhóm trong lượng xuất chuồng của đàn bò các hộ điều tra. Dưới 90 kg khi xuất chuồng chiếm 34,1%, từ 91- 125 kg là gần 54% (trong đó nhóm 91- 105 là 31%) còn từ 126 trở lên chỉ 12%. Như vậy trọng lượng xuất chuồng chủ yếu trong khoảng 91-125 kg. Với trọng lượng như vậy phản ánh đúng chất lượng của đàn bò ở huyện M'Đrắk khi tỷ lệ bò lai có năng suất cao chưa nhiều chủ yếu là đàn bò vàng địa phương có tầm vóc nhỏ và trọng lượng thấp hơn so với bò lai. Nên việc tăng tỷ lệ bò lai sẽ góp phần tăng sản lượng năng suất và hiệu quả kinh doanh bò thịt ở huyện.

Biu đồ 2.1: Trọng lượng xuất chuồng của bò

(Nguồn: Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk )

Giá bán bò hơi được thể hiện trên biểu đồ 2.2 cho thấy giá trung bình là 93,5 ngàn đồng /kg, Phần lớn các hộ đều bán trong khoảng từ 90-100 ngàn đồng/kg. Mức thấp nhất là 65 ngàn đồng/kg và cao nhất là 125 ngàn đồng/kg. Nhìn chung với giá bán này người chăn nuôi có lợi nhuận. Nếu xem xét mối quan hệ giữa trình độ học vấn và giá bán thì dường như những người có trình độ cao hơn biết cách bán hàng tốt hơn và giá bán cao hơn.

Doanh thu từ chăn nuôi bò thịt phụ thuộc vào số lượng, trọng lượng bò xuất chuồng và giá bán. Từ số liệu điều tra cho thấy doanh thu trung bình cho

hộ chăn nuôi là 19,25 triệu đồng. Có hơn 40% người chăn nuôi có doanh thu trong dưới 15,2 triệu đồng, từ 15,3 - 22,7 triệu đồng là hơn 30% và trên 23 triệu là gần 30%.

Biểu đồ 2.2: Giá bán bò hơi của các hộ chăn nuôi

(Nguồn: phòng nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện M'Đrắk)

Mức lợi nhuận trung bình là 24,5 ngàn đồng/kg, thấp nhất là 8,8 ngàn và cao nhất là 50 ngàn đồng/kg. Khoảng gần 80% hộ có lãi từ 16,7 ngàn tới 30 ngàn đồng/kg. Tỷ lệ lợi nhuận trung bình là 28,1% với tỷ lệ lợi nhuận thấp nhất là 9% và cao nhất là 40%. Khoảng 78% hộ chăn nuôi có lợi nhuận từ 17% tới 30%. So với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác thì đây là mức lợi nhuận khá cao và nếu so với các hoạt động khác trong nông nghiệp thì mức lợi nhuận này là lý tưởng. Không có sự khác biệt lớn mức lợi nhuận của hộ chăn nuôi người kinh và đồng bào dân tộc thiểu số. Mức lợi nhuận của 1kg thịt hơi của hộ người kinh là 24,8 ngàn đồng và người đồng bào là 24 ngàn đồng.

Do vậy có thể khẳng định ngành chăn nuôi bò thịt ở M'Đrắk là ngành sản xuất đem lại lợi nhuận khá và nếu có chính sách đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho ngành này phát triển góp phần khai thác tiềm năng tự nhiên, lao động để

chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo thúc đẩy phát triển kinh tế.

Trong cơ cấu chi phí sản xuất chăn nuôi bò thịt như biểu đồ 2.3 thì chi phí con giống chiếm phần lớn, trung bình là 79,17%. Do tích lũy thấp khiến tình trạng thiếu vốn với người chăn nuôi bò càng trầm trọng hơn. Khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là lao động, khoản này chiếm trung bình là 13.24%. Chi phí thức ăn và nguyên vật liệu và thú y chỉ chiếm hơn 3%.

Biu đồ 2.3: Tỷ lệ chi phí sản xuất của các nhóm hộ sản xuất

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện M'Đrắk)

Cơ cấu chi phí sản xuất theo nhóm hộ đồng bào và người kinh như biểu đồ 2.3 cho thấy không khác nhau nhiều lắm. Chí phí giống vẫn chiếm tỷ lệ gần 80% như nhau. Riêng chi phí thức ăn, chi phí nguyên vật liệu của các hộ người kinh chiếm tỷ trọng lớn hơn vì hộ đồng bào dựa vào tự nhiên nhiều hơn, nhưng chi phí lao động của nhóm người kinh lại thấp hơn. Rõ ràng nhóm hộ đồng bào chi trả dịch vụ ít hơn.

Chi phí lao động chiếm hơn 13% trong chi phí chăn nuôi bò thịt. Trong cấu thành khoản chi phí này gồm chi phí lao động chế biến thức ăn chiếm 55,1%, chi phí công lao động vệ sinh chuồng trại là 31,8%, chi phí vận chuyển là 9,6%, sửa chữa chuồng trại là 2,5% chi phí khác 0,74%. Như vậy, chi phí thuê lao động để chế biến thức ăn đã chiếm hơn ½ chi phí lao động.

Số liệu điều tra được tính toán nhằm đánh giá hiệu quả chăn nuôi bò thịt/đồng vốn đầu tư ở huyện M'Đrắk trong năm 2014 như sau:

Bảng 2.9: Hiệu quả chăn nuôi bò thịt

(ĐVT: 1.000VNĐ)

Chỉ tiêu Bò thịt

Tổng giá trị sản xuất/năm 10.939,1

Chi phí vật chất/năm 6.438,6

Hiệu quả BQ/hộ/năm 4.500,6

Hiệu quả/nhân khẩu/năm 900,1

Hiệu quả đồng vốn đầu tư /năm 0,7 (lần)

(Phòng NN&PTNT huyện M'Đrắk)

Số liệu bảng 2.9 cho thấy: hiệu quả bình quân hộ/năm của hộ nuôi bò thịt là 4.500.600 đồng. Điều này cho thấy chăn nuôi bò thịt đạt hiệu quả kinh tế hơn nhiều so với các hoạt động khác trong nông nghiệp như chăn nuôi bò sữa hay chăn nuôi heo, gà... Con số này rất có ý nghĩa đối với thực tế sản xuất chăn nuôi ở huyện M'Đrắk nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung. Tuy nhiên, qua bảng số liệu cho thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn trong chăn nuôi bò thịt lại không cao. Điều này lý giải vì sao ở một số vùng có thế mạnh để chăn nuôi bò thịt nhưng các hộ dân lại không mặn mà trong việc phát triển đàn bò thịt.

Nhìn chung: sản xuất kinh doanh bò thịt của các hộ chăn nuôi ở đây đều có lãi và mức lãi khá cao so với các lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp khác. Lợi nhuận không có sự khác biệt lớn giữa các nhóm hộ nhưng có chênh lệch theo trình độ học vấn của chủ hộ. Đây là cơ sở để đẩy mạnh ngành sản xuất này cùng với tiềm năng tự nhiên và lao động phong phú sẽ bảo đảm thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở M'Đrắk. Chi phí chăn nuôi bò không cao nhưng chi phí giống chiếm tỷ trọng lớn hay đầu tư ban đầu cho chăn nuôi bò thịt là khá lớn do vậy muốn phát triển phải giải quyết tốt vấn đề vốn.

2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN M'ĐRẮK NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN M'ĐRẮK

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện mđắk, tỉnh đắk lắk (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)