7. Tổng quan các nghiên cứu
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam
Dự án “Đầu tư tổng thể phát triển đàn bò thịt chất lượng cao và bò sữa tỉnh Quảng Nam-giai đoạn 2005-2015” đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và Cty TNHH Kim Ngân (GSS) tư vấn thực hiện, UBND tỉnh nhất
trí thông qua.
Quảng Nam là một tỉnh có các điều kiện tự nhiên, kinh tế thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa đặc biệt khu vực phía Tây của tỉnh vùng núi và rừng. Nghề chăn nuôi bò ở đây đã phát triển khá lâu đời, nhân dân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc, nuôi dưỡng và chọn lọc, nhờ đó những năm qua đàn bò của Quảng Nam phát triển khá ổn định. Dự án khi được triển khai sẽ thúc đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập thực tế, phục vụ thiết thực đời sống nhân dân trong tỉnh. Dự án góp phần tạo ra một quỹ hàng hóa
đặc trưng của vùng, phát huy được thế mạnh tiềm tàng của địa phương; góp phần Hiện đại hoá - Công nghiệp hoá tỉnh Quảng Nam với các dự án nhà máy sữa, nhà máy giết mổ gia súc, chế biến đóng hộp sản phẩm từ thịt, thuộc da, nhà máy chế biến thức ăn gia súc. Căn cứ vào số liệu thống kê và khảo sát thực tế tại các địa phương trong tỉnh, dự án ghi nhận vào thời điểm 01/8/2008, tổng đàn bò trong tỉnh có 172.922 con, giảm 2,3% so với năm 2001, chủ yếu là do người dân bán ra các tỉnh khác. Trong số đó có 30.584 bò lai Sind, chiếm 17,3% tổng đàn. Để thực hiện được dự án, ngành nông nghiệp địa phương chỉ cần làm hai việc là nhập đủ số tinh bò Sind và gieo tinh nhân tạo, đảm bảo công tác thú y không cho bệnh dịch lây lan. Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Nam có khoảng trên 20.000 ha ruộng một vụ, có thể chuyển đổi ngay sang trồng cỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển đàn bò. Chỉ cần đạt năng suất thấp nhất là 150 tấn/ha/năm đối với cỏ voi, tổng thu hoạch là 3 triệu tấn cỏ; trong khi đó nhu cầu một bò thịt ăn tối đa 15 tấn/năm, như vậy tổng sản lượng cỏ này đủ nuôi 200.000 con bò mới.
Tuy nhiên, các chuyên viên của Cục Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có ý kiến cho rằng việc chăn nuôi mang tính công nghiệp, thâm canh chất lượng cao với giống năng suất cao về thịt, về sữa là rất mới đối với nông dân Việt Nam nói chung và nông dân Quảng Nam nói riêng. Vì vậy, việc tổ chức thực hiện Dự án phát triển đàn bò của Quảng Nam là một vấn đề lớn cần bàn bạc, thảo luận kỹ. Trong giai đoạn hiện nay Quảng Nam chỉ nên tập trung vào việc phát triển bò thịt, chưa nên hoặc ít phát triển chăn nuôi bò sữa, vì bò sữa ngoài vốn lớn còn là con vật khó nuôi nhất trong tất cả các vật nuôi. Trong quá trình phát triển chăn nuôi bò cần lấy việc phát triển giống trong nước là chính, việc nhập ngoại chỉ được hỗ trợ ban đầu khi thiếu giống hoặc làm tươi máu. Cục Nông nghiệp cũng đề nghị cụ thể: đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò theo hướng Zêbu hóa, bình quân bò lai
trong tỉnh hiện nay là 17,3% sẽ tăng lên 30-35% vào 2007; 45-50% năm 2010 và 60-65% năm 2015. Bên cạnh việc cải tạo đàn bò địa phương, ta cần khuyến khích, động viên người dân chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, bò chuyên thịt và nếu được có thể nuôi bò sữa với mức độ nhất định.
Như vậy, để phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở Quảng Nam, một tỉnh Miền Trung, khi lựa chọn việc phát triển chăn nuôi bò chúng ta cũng hướng tới ngành chăn nuôi bò thịt.