Thanh tra, kiểm tra, giám sát về GDMN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 40 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát về GDMN

QLNN về thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lí về GDMN là nội dung quan trọng. Hoạt động thanh tra , kiểm tra, giám sát là haotj động thường xuyên đóng vai trò quan trọng, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lí nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong GDMN đẩy mạnh theo những hướng sau:

Một là, tăng cường tính chuyên nghiệp trong hoạt động thanh tra.

Theo luật thanh tra 2010 để đạt mục đích thanh tra “ nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lí, chính sách pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lí hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, các nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, các nhân.

Hai là, Chuyển mạnh từ thanh tra nặng nề về chuyên môn giáo dục sang thanh tra quản lí.

Cụ thể là việc thực hiện thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành giáo dục theo quy định. Không thực hiện thanh tra sư phạm của nhà giáo một cách độc lập, tránh chồng chéo với việc đánh giá nhà giáo theo chuẩn nghề nghiệp hang năm.

Ba là, tăng cường tự thanh tra, kiểm tra đi đôi với tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.

Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở GD&ĐT và các cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Bốn là, tăng cường phối hợp với các cơ quan thanh tra nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền thanh tra theo phân cấp quản lí nhà nước về giáo dục.

Nghị định 42 đã phân rõ trách nhiệm của Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở GD&ĐT, Thanh tra Tỉnh, Thanh tra quận, huyện trong việc thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về giáo dục.Phòng GD&ĐT thực hiện việc việc kiểm tra theo thẩm quyền, không thực hiện chức năng thanh tra mà phối hợp với thanh tra Sở, Thanh tra huyện để thực hiện thanh tra về giáo dục trên địa bàn.

Điều 32 ( QĐ 41/2008/QĐ-BGDĐT) quy định thanh tra, kiểm tra cụ thể đối với các cơ sở GDMN NCL

Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, tư thục có trách nhiệm thường xuyên thực hiện việc tự kiểm tra các hoạt động theo quy định hiện hành.

Cơ quan quản lí giáo dục có trách nhiệm kiểm tra, kiểm định chất lượng, thanh tra theo quy định của Bộ GD&ĐT, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục và giải quyết kíp thời các khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, các nhân theo Luật Khieus nại tố cáo và Pháp lệnh Thanh tra.

Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục không được phép cho bất cứ các nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa, sử dụng cơ sở của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo để tiến hành các hoạt động trái với pháp luật và thực hiện các hành vi thương mại hóa hoạt động giáo dục, vụ lợi, không đúng với mục tiêu đề án hoạt động của nhà trường.

Hoạt động thực hiện kiểm tra, kiểm soát của nhà nước bao gồm: Thanh tra giáo dục; Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện kỉ cương, luật pháp trong giáo dục đào tạo. Những hoạt động kiểm tra nhằm ngăn ngừa các hoạt động tiêu cực, vi phạm pháp luật về giáo dục đào tạo, đồng thời bảo vệ lợi ích của người đi học và các cơ sở giáo dục đào tạo.

Trong quá trình QLNN thì không thể thiếu được hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát để đảm bảo các cơ sở giáo dục mầm non tuân thủ các quy định của Pháp luật. Bộ GD_ĐT đã yêu cầu các Sở GD-ĐT chỉ đạo Phòng GD_ĐT các quận phối hợp với UBND phường tiến hành kiểm tra, rà soát tất cả các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đặc biệt là các nhóm tư thục độc lập đang hoạt động trên địa bàn; công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo để nhân dân địa phương biết được về các nhóm lớp tư thục đã được cấp phép, chưa được cấp phép hoặc bị đình chỉ hoạt động trên địa bàn để phụ huynh biết, lựa chọn trường, lớp.

Chỉ đạo các cơ sở GDMN quán triệt trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lục chuyên môn, nghiệp vụ, nêu cao đạo đức nghề nghiệp, tình thương , trách nhiệm đối với trẻ. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non công lập làm tốt công tác tham mưu UBND xã, thị trấn về thực hiện công tác quản lí đối với nhóm lớp tư thục độc lập trên địa bàn, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ cho các nhóm lớp này.

Phối hợp với các tổ chức, ban, ngành, chính quyền địa phương tổ chức thanh kiểm tra( thường xuyện, đột xuất) hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lí nghiêm các hành vi sai phạm và kiên quyết đình chỉ các nhóm lớp tư thục không đảm bảo các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Bên cạnh đó đấy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng. Phát huy vai trò của nhân dân trong việc giám sát , phát hiện các nhóm lớp tư thục độc lập hoạt động trái quy định ,không đảm bảo an toàn cho trẻ, đề nghị chính quyền địa phương xử lí theo quy định. Sở GD-ĐT tham mưu UBND thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện tăng cường các biện pháp quản lí, chỉ đạo đối với các cơ sở

GDMN ngoài công lập, thực hiện tốt việc phân cấp quản lí giáo dục tại địa phương; chỉ đạo quy hoạch xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, các làng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 40 - 43)