Kinh nghiệm quản lý giáo dục mầm non tại huyện M’Drắk, tỉnh Đắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 50 - 52)

7. Kết cấu của luận văn

1.5.2. Kinh nghiệm quản lý giáo dục mầm non tại huyện M’Drắk, tỉnh Đắk

tỉnh Đắk Lắk

Trong những năm gần đây hiệu suất quản lý nhà nước về giáo dục mầm non tại huyện M’Drắk ngày càng hiệu quả, có thể rút ra bài học đó là: Quy hoạch cải cách, phát triển giáo dục. Bài học lớn nhất là muốn cải cách không còn con đường nào khác ngoài con đường học hỏi, kế thừa để cải cách giáo dục đạt hiệu quả, xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục là một nhiệm vụ trọng tâm của quản lý nhà nước về giáo dục luật giáo dục 2005 khẳng định: Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm trước hết là việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển giáo dục. Cụ thể là

Một là, về thẩm quyền quản lý: xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục ở cấp trung ương với địa phương. Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trung ương tập trung vào việc hoạch định, xây dựng chính sách, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục trong đó có bậc mầm non. Cơ quan quản lý nhà nước địa phương xây dựng chiến lược, kế hoạch và thực thi chính sách giáo dục mầm non tại địa phương, khu vực trên cơ sở căn cứ chính sách, quy định và điều kiện đặt thù của địa phương, vùng, miền.

Hai là, hoàn thiện thiết chế tổ chức cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về giáo dục: quy định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về giáo dục ở trung ương và

địa phương, cơ chế phối hợp, hướng dẫn trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục bậc học mầm non.

Ba là, quy định khung về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cơ sở giáo dục: Cơ quan quản lý nhà nước trung ương quy định khung cơ cấu tổ chức bộ máy cơ sở giáo dục theo từng loại hình, hạng trường, cơ sở giáo dục phải xây dựng và thiết kế cơ cấu tổ chức bộ máy của mình trình cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền phê duyệt nhằm đảm bảo cơ cấu tổ chức theo cơ cấu quy định đồng thời gắn với loại hình hoạt động của cơ sở giáo dục.

Quản lý nhà nước về giáo dục mầm non chính là việc nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt đông giá dục và đào tạo trong phạm vi ngành học mầm non để thực hiện mục tiêu giáo dục nghành mầm non. Quản lý nhà nước về giáo dục mầm non là sự quản lý của các cơ quan quyền lực nhà nước, của máy quản lý giáo dục mầm non từ trung ương đến cơ sở đối với hệ thống giáo dục quốc dân và các hoạt động giáo dục của xã hội nhằm nâng cao dân trí, đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực công dân, đáp ứng nhu cầu sự nghiệp giáo dục, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và hoàn thiện nhân cách cho nhân dân .

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 50 - 52)