Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 55 - 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội

Đối với huyện Krông Pắc nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế cơ bản trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi; cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi đang dần được cải thiện theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, chế

biến, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học, quy trình sản xuất, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân. Thực hiện tái canh 725 ha cà phề già cỗi, vườn tạp; chuyển 67,59 ha cà phê năng suất thấp sang cà phê ghép; triển khai dự án cà phê Robusta bền vững cho 4 xã: Ea Kuăng, Hòa Tiến, Ea Yông và Ea Kênh; mô hình trồng cây sầu riêng xen cây cà phê cho hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm đưa vào gieo trồng từ 25% đến 30% giống lúa lai và trên 95% giống ngô lai. Tạo điều kiện phát triển các trang trại chăn nuôi có quy mô vừa và nhỏ, phù hợp với điều kiện của địa phương, hiện có 35 trang trại, trong đó: 02 trang trại trồng trọt, 24 trang trai chăn nuôi, 04 trang trại nuôi trồng thủy sản, 05 trang trại tổng hợp.

Hệ thống đường giao thông, xây dựng cơ bản: Đầu tư nâng cấp nhựa hoặc bê tông đường liên xã, thị trấn 35,53 km, đạt 73,15%; nâng cấp và nhựa hóa các tuyến đường đến trung tâm xã 36,3 km, đạt 97%; đường liên thôn, buôn được nhựa hóa hoặc cấp phối 159,87 km, đạt 75,01%; đường giao thông nội thị trấn được nhựa hóa hoặc bê tông hóa 21,77 km, đạt 70,5%. Xây dựng 160 công trình hệ thống kết cấu hạ tầng như điện, đường với tổng mức đầu tư 308,64 tỷ đồng.

Thu ngân sách bình quân đạt 115,87 tỷ đồng/năm, thu ngân sách liên tục giảm qua các năm, giảm trung bình 13,10%/năm, so với Nghị quyết giảm 23,10/năm. Tổng thu cả nhiệm kỳ 579,35 tỷ đồng. Thực hiện chi theo đúng chính sách chế độ quy định, đảm bảo đáp ứng hoạt động của các cơ quan, đơn vị; chi ngân sách bình quân 702,45 tỷ đồng/năm.

Hoạt động thương mại – dịch vụ trên địa bàn huyện giữ được nhịp độ phát triển cao, đạt được những kết quả quan trọng; thương mại – dịch vụ chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện; giao thương thuận lợi, sản phẩm hàng hóa đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Tuy nhiên tình hình giá cả không ổn định, liên tục tăng đã ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng. Hoạt

động mua bán và trao đổi hàng hoá chủ yếu vẫn diễn ra tại các chợ và các cơ sở kinh doanh, chưa có siêu thị và trung tâm thương mại, chợ đầu mối. Tổng số hộ kinh doanh là 2.431 hộ, trong đó kinh doanh cố định là 1.636 hộ, thu hút khoảng 1.636 lao động thường xuyên và 1.000 lao động không thường xuyên.

Các chương trình mục tiêu quốc gia về chính sách dân tộc được quan tâm đầu tư cấp tiền mặt, phân bón, muối I ốt, lúa giống, ngô giống cho 17.739 hộ, gồm 84.082 khẩu với số tiền 7.81 tỷ đồng. Hỗ trợ 26.400 m2 đất ở và 23hha đất sản xuất cho 66 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ xã Ea Kênh định canh, định cư tại thôn Vân Kiều, Xã Vụ Bổn; Xây dựng 06 công trình nước sinh hoạt tập trung cung cấp nước sạch cho 539 hộ dân với kinh phí đầu tư 7.583 tỷ đồng. Xây dựng 681 nhà cho 681 hộ đồng bào thiểu số nghè. Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 9.034 tỷ đồng, hỗ trợ phát triển sản xuất 1.108 tỷ đồng.

UBND huyện đã chủ động, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư từ Trung ương, Tỉnh bổ sung và ngân sách huyện, khai thác tối đa các nguồn lực tại địa phương để lồng ghép, bố trí đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn. UBND huyện đã ưu tiên cho các công trình trọng điểm như: Xây dựng Quảng trường trung tâm huyện, sửa chữa Nhà văn hoá, xây dựng hoa viên và các công trình giao thông, thuỷ lợi, trường học…; đồng thời huy động các nguồn lực khác để đầu tư hạ tầng xây dựng nông thôn mới: Đường giao thông; Quy hoạch các khu dân cư mới, tổ chức giao đất, đấu giá đất để huy động nguồn lực. Tuy nhiên, khả năng huy động các nguồn lực huyện, thu hút đầu tư từ bên ngoài vào địa bàn huyện còn rất hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước nên gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng, chưa tương xứng với vị thế vùng kinh tế động lực cũng như mục tiêu xây dựng huyện Krông Pắc thành thị xã.

Lĩnh vực giáo dục – đào tạ có nhiều chuyển biến tích cực.Thực hiện đồng bộ các giải pháp và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các cấp học. Tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường Chuẩn quốc gia, trường trọng điểm; đồng thời tăng cường đầu tư cho giáo dục tại các vùng khó khăn, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xã hội học tập, công tác đào tạo nghề.

Chất lượng y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được tăng cường công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, duy trì, nâng cao chất lượng xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Nâng cao chất lượng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ y tế; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hành nghề y dược tư nhân; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình.

Phát triển văn hoá - văn nghệ, thể dục thể thao, truyền thanh-truyền hình. Tăng cường công tác định hướng, quản lý chặt chẽ và nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền, văn hóa, thông tin trên địa bàn; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.

Thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tăng cường các biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống truyền thanh từ huyện đến cơ sở.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới: Đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới theo hướng toàn diện, bền vững, ưu tiên đầu tư cho vùng khó khăn. Bằng các giải pháp phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn Nông thôn mới.

Chính sách dân tộc, tôn giáo và các chính sách xã hội khác: Triển khai có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; thực hiện tốt các chính sách đối với các đối tượng chính sách, người có công.

Tổ chức tốt các hoạt động nhân đạo, từ thiện; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp hoạt động có hiệu quả.tăng cường công tác quản lý các tôn giáo theo quy định của pháp luật; đấu tranh, ngăn chặn các tà đạo, đạo lạ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)