7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào
và đào tạo mầm non
Tăng cường công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia; duy trì và nâng cao chất lượng PCGDMN cho trẻ 5 tuổi. Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; nâng cao hiệu quả hoạt động của Đề án tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và Chuyên đề xây dựng trường mâm non lấy trẻ làm trung tâm; thực hiện nhân rộng số trường dạy tiếng Anh cho trẻ. Thành lập các tổ giáo viên cốt cán để giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình triên khai đổi mới các hoạt động giáo dục, đào tạo.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc quy hoạch sắp xếp mạng lưới trường lớp, cơ sở GDMN phù hợp với điều lệ trường mầm non và các quy định hiện hành, đáp ứng nhu cầu tới trường của trẻ. Quan tâm chỉ đạo phát triển GDMN ngoài công lập ở địa bàn có điều kiện thuận lợi.
Tiếp tục đổi mới công tác quản lý trong các cơ sở GDMN. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện quy định đối với cơ sở GDMN, đặc biệt nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập, tư thục.
Bảo đảm cơ hội học tập cho mọi người, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; tiếp tục duy trì củng cố kết quả công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi sau khi đã được Bộ GDĐT kiểm tra công nhận.
Tập trung triển khai thực hiện chương trình GDMN sau chỉnh sửa, bổ sung theo Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT theo quan điểm giáo dục “ lấy trẻ làm trung tâm”. Đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch Đề án Tăng cường tiếng
việt cho trẻ mầm non và học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng năm 2025 trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk
3.2.3.Phương hướng phát triển đội ngũ và cán bộ quản lý giáo dục
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngành Giáo dục tiếp tục xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, 100% giáo viên các cấp học có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn; vững vàng về chính trị và chuyên môn, xem đây là giải pháp then chốt bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục; đồng thời, tiếp tục triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Kiểm tra, đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo chuẩn cán bộ quản lý, giáo viên. Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt là đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng dân tộc thiểu số, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Tiếp tục lộ trình thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39- NQ/TW; Chỉ thị số 02/CT-TTg về đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế.
3.2.4.Phương hướng đổi mới chính sách, cơ chế tài chính
Ngành Giáo dục tiếp tục tham mưu HĐND, UBND huyện ban hành cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục triển khai thục hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ tự của đơn vị sự nghiệp công lập. Triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tại các cơ sở giáo dục nhằm trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được
giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội.
Tăng cường cơ sở vật chất nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các điều kiện dạy học khác. Tiếp tục thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2017 - 2020. Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất thực hiện chương trình nông thôn mới.