Thực trạng giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 59 - 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Thực trạng giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh

tỉnh Đắk Lắk

Giáo dục mầm non là một phần trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi, tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng cho các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong công tác giáo dục và đào tạo.Tập thể cán bộ giáo viên toàn ngành chủ động khắc phục khó khăn, đoàn kết hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; tích cực bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, phù hợp với đối tượng học sinh.Nhiều tập thể, cá nhân tích cực tham gia công tác xã hội hóa giáo dục, hỗ trợ các đơn vị về vật chất và tinh thần, tạo môi trường giáo dục thân thiện, tích cực.Nhận thức của nhân dân về giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động, duy trì số lượng, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện cho học sinh.

Ngành giáo dục và đào tạo huyện đã phát huy nội lực, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, giữ vững kỷ cương nền nếp; tiếp tục đổi mới, phát triển

một cách toàn diện và đạt được những kết quả quan trọng. Những thành tích, những cố gắng đạt được thể hiện trên các mặt công tác:

Đội ngũ giáo viên được bổ sung cơ bản đủ theo định mức biên chế, cân đối về cơ cấu bộ môn; số lượng giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn tăng; phần lớn giáo viên có phẩm chất chính trị và đạo đức vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng; chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước; thực sự yên tâm với nghề nghiệp, có ý thức vươn lên, có tinh thần trách nhiệm.

Chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ tại các cơ sở giáo dục Mầm non được nâng cao, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ngày một giảm; chất lượng giáo dục phổ thông có chuyển biến, trình độ hiểu biết, năng lực tiếp thu kiến thức được nâng cao, đa số học sinh có ý thức tổ chức kỉ luật tốt, ngoan ngoãn, lễ phép, có chí hướng vươn lên trong học tập số lượng, chất lượng học sinh giỏi các cấp được duy trì, phát triển.

Cơ sở vật chất trong các trường từng bước được cải thiện, trang thiết bị dạy học được bổ sung.

Công tác phổ cập các cấp học được quan tâm, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Tính đến năm học 2017 – 2018, giáo dục mầm non Có 26 trường (trong đó: Công lập : 24 trường; Tư thục: 02 trường), có 337 nhóm, lớp với 9.896 cháu.

- Hệ công lập: Có 284 lớp với 8391cháu. Chia ra:

+ Nhóm trẻ: 9 nhóm, với 218 trẻ. Trong đó cháu dân tộc: 22. Tỷ lệ huy động đạt 4 %

Trong đó: Lớp MG 5 tuổi: 146 lớp, với 3186 cháu. Trong đó cháu dân tộc: 1254. Tỷ lệ huy động đạt: 100,2 %.(có học sinh trái tuyến huyện)

- Hệ tư thục: Có 53 lớp với 1.405 cháu. Chia ra:

+ Nhóm trẻ: 9 nhóm, với 110 trẻ. Trong đó cháu dân tộc: 6. + Mẫu giáo: 44 lớp, với 1.295 cháu. Trong đó cháu dân tộc: 36.

+ Lớp MG 5 tuổi: 20 lớp, với 448 cháu. Trong đó cháu dân tộc: 23. Thời gian qua, không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, tai nạn thương tích và dịch bệnh trong trường Công lập và các cơ sở ngoài công lập; 26 trường Mầm non được UBND huyện công nhận đạt tiêu chuẩn “trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích”.

- Tổ chức bán trú:

+ Số trường tổ chức ăn bán trú: 26 trường, tăng 5 trường so với cùng kỳ năm trước.

+ Số trẻ được tổ chức ăn bán trú: 7.680 trẻ, tăng 696 trẻ so với cùng kỳ năm trước.

+ Trẻ nhà trẻ: - Thể nhẹ cân: 9/328 trẻ; chiếm tỷ lệ 2,7% - Thể thấp còi: 13/328 trẻ; chiếm tỷ lệ 4,0 % + Trẻ mẫu giáo: - Thể nhẹ cân: 427/9.468 trẻ; chiếm tỷ lệ 4,5% - Thể thấp còi: 368/9.468 trẻ; chiếm tỷ lệ 3,9%

Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp, học sinh công lập (2013-2017) Nội dung Năm 2013-2014 Năm 2014-2015 Năm 2015-2016 Năm 2016-2017 Năm 2017-2018 Số trường 24 24 24 24 24 Số lớp 268 284 283 284 284 Số học sinh HS dân tộc 7.730 3.041 7.981 3.050 7.953 3.027 8.558 3.167 8.391 3.133

(Nguồn báo cáo phòng GD&ĐT huyện Krông Pắc)

Bảng 2.2.Quy mô trường, lớp, học sinh tư thục, dân lập (2013-2017)

Nội dung Năm 2013- 2014 Năm 2014- 2015 Năm 2015- 2016 Năm 2016- 2017 Năm 2017- 2018 Số trường 2 2 Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập 12 16 24 25 28 Số lớp 35 49 71 73 73 Số học sinh 1.208 1.235 1.390 1.405 1.929

Trong thời gian 5 năm từ năm 2013 đến năm 2017 tăng 02 trường MN công lập, và 02 trường MN tư thục và 16 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, tư thục. Mạng lưới trường, lớp, học sinh ngày càng tăng, hiện có cơ bản hợp lý

đã tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đến trường. Số cháu trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo đến trường học ngày một tăng; Đây là dịch chuyển phù hợp với tất yếu của thời đại xã hội hóa giáo dục, đáp ứng nhu cầu của người dân và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)