Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 95 - 98)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Mặc dù Đảng và nhà nước đã có nhiều quan tâm, đẫ ban hành các nghị quyết chủ trương ưu tiên phát triển giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hang fđầu nhưng khi áp dụng ở nhiều địa phương còn bất cập. Nhiều văn bản cần thiết thể chế chủ trương , chính sách của Đảng và nhà nước về GDMN chưa ban hành kịp thời.

Do sự phát triển của một số địa phương không đồng đều ảnh hưởng đến đầu tư cho giáo dục, Công tác thanh tra giáo dục còn hạn chế và chưa được quan tâm đúng mực. Bên cạnh đó một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên có biểu hiện chạy theo lợi ích suy giảm về lói sống đạo đức, xa rời giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc.

Công tác quản lý, chỉ đạo ở một số trường chưa sâu sát; chưa thường xuyên quan tâm đến chất lượng dạy và học; một bộ phận giáo viên chưa đầu tư thoả đáng cho công tác chuyên môn; việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa thực sự nghiêm túc nên chất lượng giáo dục còn hạn chế.

Phong trào học tập ở một số địa phương chưa có chiều sâu; Việc khuyến học, khuyến tài cho con em mình ở một số gia đình, cơ quan chưa thường xuyên; chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình. Việc phối kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn chưa chặt chẽ.

Một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên chưa có ý thức trách nhiệm, chưa có ý thức tự học tự bồ dưỡng nên chưa đáp ứng yêu cầu đỏi mới giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chưa đủ về số lượng và chưa đồng bộ vè chất lượng.

Việc đầu tư cơ sở vật chất cho trường học; công tác xã hội hóa giáo dục, đặc biệt là huy động sự đóng góp tiền của, sức lực từ nhân dân để tăng cường cơ sở vật chất trường học còn hạn chế. Kinh phí đầu tư cho phát triển Giáo dục và Đào tạo còn gặp khó khăn.

Từ thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bà huyện Krông Pắc nhận thấy

Công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch nhiệm vụ công tác là khâu đầu tiên, khâu then chốt, là nhiệm vụ quan trọng nhất trong quá trình quản lý là cơ sở thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu đề ra để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trong quá trình quản lý và điều hành.

Về công tác lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành

- Con người là nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp giáo dục. Do đó, đội ngũ CBQL, người lãnh đạo giáo dục phải có phẩm chất đạo đức

tốt, lối sống lành mạnh, có tư duy sáng tạo, tác phong làm việc khoa học và nhạy bén, có phương thức lãnh đạo linh hoạt năng lực quản lý và điều hành theo hướng đổi mới phù hợp với tình hình địa phương.

- Công tác lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo và điều hành cần bám sát kế hoạch chỉ đạo hoạt động giáo dục của ngành và cụ thể hóa phù hợp thực tiễn, đồng thời biết nắm bắt, dự báo những diễn biến mới để kịp thời xác định, tham mưu, điều chỉnh nhiệm vụ và giải pháp cho phù hợp trong quá trình triển khai. - Tăng cường tự học tự rèn, tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao trình độ lý luận chính trị. Xây dựng hệ thống văn bản và lưu trữ văn bản, chuyển văn bản theo hướng đổi mới, quản lý thông qua hệ thống văn bản trên mạng.

Về công tác tuyên truyền, để có sự đồng thuận và chung tay góp sức của xã hội thì công tác tuyên truyền là cầu nối là phương tiện có vai trò hết sức quan trọng cần đẩy mạnh, chủ động, song hành với các hoạt động giáo dục để kết nối chặt chẽ với địa phương và các cơ sở giáo dục, trước hết là cán bộ quản lý, thầy, cô giáo, học sinh và cộng đồng xã hội.

Về công tác phối hợp, kiểm tra, đánh giá Tăng cường công tác phối hợp với các phòng ban chuyên môn trong công tác kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực giáo dục. Xây dựng kế hoạch đảm bảo sự thống nhất, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục. Xem công tác kiểm tra là một việc làm thường xuyên nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động quản lý, dạy và học của nhà trường.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)