Những khó khăn, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 92 - 95)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Những khó khăn, hạn chế

Một là, Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về GDMN còn một số thiếu sót và chưa đồng bộ:

- Khi nghiên cứu hệ thống văn bản QLNN đối với GDMN còn thiếu văn bản triển khai các giải pháp phát triển GDMN, đặc biệt là phân cấp quản lý của phòng GD&ĐT về quản lý nhân sự, tài chính cùng với quản lý thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo phân cấp quan rluys còn hạn chế.

- Các văn bản QLNN tập trung chủ yếu trong GDMN công lập, chưa có sự quan tâm tới GDMN NCL gây khó khan cho cơ quan QLNN khi quản lý GDMN NCL đặc biệt là quản lý các cơ sở GDMN, nhóm trẻ tự phát.

Hai là, Quy mô phát triển GDMN chưa đồng đều giữa các xã thị trấn cơ hội đến trường của trẻ em vùng sâu, vùng xa vẫn còn hạn chế; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở nông thôn, vùng khó khăn còn thấp và còn chênh lệch đáng kể với khu trung tâm xã hay thị trấn ; những khó khăn, bất cập trong quy hoạch mạng lưới, chính sách phát triển GDMN, các điều kiện đảm bảo chất lượng GDMN và các yêu cầu về nguồn lực, đặc biệt trong phát triển GDMN cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Ba là, Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục còn nhiều bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận năng lực quản lý, năng lực chuyên môn còn hạn chế chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Trình độ đội ngũ giáo viên chưa đồng đều. Một bộ phận giáo viên chậm đổi mới về phương pháp giảng dạy; hạn chế về nhận thức xã hội, năng lực chuyên môn.

- Bộ phận phụ trách mảng mầm non chỉ có 01 chuyên viên trong khi số trường, lớp mầm non trên địa bàn đông, dẫn đến thời gia dành cho công tác kiểm tra của phòng GD&ĐT còn hạn chế.

- Mặc dù đội ngũ giáo viên đã đạt chuẩn và trên chuẩn, nhưng giáo viên vẫn ảnh hưởng nặng nề của phương pháp cũ, nặng về diễn giải, chưa lấy trẻ làm trung tâm, ít tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động trải nghiệm.Bên cạnh đó trình độ giáo viên trong các cơ sổ GDMN NCL còn thấp, có những cơ sở mầm non tư thục tự phá tồn tại giáo viên chưa có bằng cấp chuyên môn đạt chuẩn phải vừa hoc vừa làm.

Bốn là, Cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện: Một số trường mẫu giáo, mầm non tại các phân hiệu chưa có phòng học phải học nhờ tại các hội trường thôn, buôn, nhà văn hóa cộng đồng. Còn nhiều thôn buôn chưa có lớp. Còn một số trường mầm non có số phân hiệu (điểm lẻ) nằm rải

hạ tầng về công nghệ thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục; trang thiết bị, đồ dùng dạy học chưa đầy đủ; số lượng, giáo dục toàn diện gắn việc học với thực hành còn hạn chế. Bếp ăn một sô snowi còn tạm bợ, chật hẹp,

Công tác xã hội hoá giáo dục, chuẩn hoá, hiện đại hoá CSVC mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng so với yêu cầu vẫn còn chậm. Một số địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn việc huy động các nguồn lực vẫn còn hạn chế.

Năm là, Công tác kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên chưa đạt theo kế hoạch. Mặc dù UBND huyện và Sở GD&ĐT chỉ đạo phòng GD&ĐT, UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những cơ sở chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động trông giữ trẻ, nhưng vẫn còn một số cơ sở tự phátvẫn lén lút hoạt động gây khó khan cho công tác quản lý.

Sáu là, Nguồn lực tài chính cho giáo dục tài chính chi cho giáo dục chưa đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên, nhất là đối với các trường thuộc xã khó khăn; cơ cấu chi ngân sách giáo dục còn chưa hợp lý, phần chi cho chuyên môn không đáng kể, chưa tập trung cao cho các mục tiêu ưu tiên.

Mặc dù ngân sách Nhà nước cho giáo dục ở huyện Krông Pắc năm 2017 đảm bảo đạt 23.9% trong tổng chi ngân sách nhà nước, nhưng đã phải dành 10% để thực hiện cải cách tiền lương. Tổng cơ cấu chi lương vẫn chiếm 85% đến 90% , phần chi cho hoạt động chuyên môn, mua sắm phục vụ chuyên môn, sửa chữa chỉ chiếm khoảng từ 10% đến 15%.

Bảng 2.8. Ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục từ năm 2013 – 2017 (không kể xây dựng cơ bản)

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Tổng chi NSNN NSNN chi sự nghiệp GD&ĐT Tỉ lệ so với tổng chi NSNN 2013 737.324 153.327 20.8 2014 819.249 169.585 20.7 2015 930.752 206.017 22 2016 869.450 209.356 24 2017 839.369 200.374 23.9

(Nguồn: Phòng tài chính – Kế hoạch huyện Krông Pắc)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 92 - 95)