Giáo dục mầm non cho trẻ là người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 88 - 89)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3.8. Giáo dục mầm non cho trẻ là người dân tộc thiểu số

Krông Pắc là một huyện có 23 dân tộc anh em cùng sinh sống, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm 36,8% tổng số học sinh trong các trường do phòng quản lí. Do đó công tác giáo dục dân tộc luôn được Phòng Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị trường học quan tâm đúng mức. Đầu năm học, Phòng đã xây dựng văn bản hướng dẫn các trường tiếp tục thực hiện phong trào thi đua trong các trường học vùng dân tộc, trường Phổ thông dân tộc nội trú phù hợp với đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán và tâm lý học sinh dân tộc thiểu số. Các nhà trường đã chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc sống hoà nhập với tập thể trong nhà trường và cộng đồng nơi cư trú của học sinh. Tổ chức các hoạt động phong phú và phù hợp giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể.

Đã triển khai việc chuẩn bị và tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học dân tộc thiểu số. Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số qua các hoạt động dạy học tiếng Việt trong các môn học và hoạt động giáo dục. Các trường đã có biện pháp tăng thời lượng dạy tiếng Việt, điều chỉnh nội dung, phương pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn để làm tiền đề cho việc học tốt các môn học khác.

Bảng 2.7. Tình hình huy động học sinh dân tộc thiểu số: Năm học Số lượng Tỷ lệ (%) Năm 2013-2014 3.251 83.3 Năm 2014-2015 3.407 85 Năm 2015-2016 3.287 83.6 Năm 2016-2017 3.012 91 Năm 2017-2018 3.133 89

Nguồn báo cáo phòng GD&ĐT huyện Krông Pắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)