Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 107 - 110)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo

Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là việc nhà nước thiết lập quyền lực công để điều hành điều chỉnh toàn bộ hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà nước.Do đó một nền giáo dục dù phát triển hay chư phát triển phụ thuộc vào vai trò quản lý của nhà nước. Để thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có hiệu lực hiệu quả cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, Xây dựng và hoàn thiện thể chế hệ thống văn bản pháp luật

đồng bộ làm cơ sở triển khai thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.Kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc thay thế các thủ tục hành chính không còn phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Đổi mới về thể chế hành chính, đó là sự củng cố, bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật, điều lệ các nhà trường và các văn bản pháp quy của nhà nước. Đây chính là hành lang pháp luật, tảo khuôn khổ

pháp lý cho hệ thống giáo dục Quốc dân của huyện nói cung và các nhf trường nói riêng để tổ chức hoạt động giáo dục, theo đúng quy định của pháp luật, đem lại hiệu quả ngày một cao. Mặt khác đổi mới thể chế cũng chính là sự cải tiến các thủ tục hành chính, lề lối làm việc, sinh hoạt hội họp của đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng như sự tuân thủ các nội quy, quy chế hoạt động một tổ chức giáo dục.

Xây dựng và ban hành cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu lực, hiểu quả thực thi chính sách, pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thực hiện 2 đợt/năm học về khảo sát đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công có đánh giá và đề ra giải pháp khắp phục những tồn tại chưa đáp ứng sự hài lòng của người dân. Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng đảm bảo công khai, minh bạch với các tiêu chí rõ ràng, cụ thể gắn với hiệu quả công việc được giao.

Đẩy mạnh cải cách hành chính về Giáo dục và đào tạo; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, bảo đảm gọn nhẹ; đẩy nhanh thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.Thực hiện thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về giáo dục giữa các bộ ngành và địa phương trong quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền gắn với trách nhiệm và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đi đôi với hoàn thiện cơ chế công khai, minh bạch, đảm bảo sự giám sát của cơ quan nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân.

Bảo đảm dân chủ hóa trong giáo dục thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá người dạy giáo viên tham gia đánh giá cán cán bộ quản lý,cán bộ quản lý cấp dưới tham gia đánh giá cán bộ quản lý cấp trên, cơ sở giáo dục tham gia đánh giá cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.

Hai là, đổi mới tổ chức bộ máy, hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế nhà nước về giáo dục và đào tạo từ trung ương đến địa phương (Từ tỉnh, thành phố, quận, huyện.). Thực hiện phân cấp quản lý giáo dục một cách hợp lý giữa trung ương và địa phương nhằm bảo đảm nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân và nâng cao tính chủ động của các cơ sở giáo dục và đào tạo địa phương. Đồng thời bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực sự mở rộng dân chủ cho tất cả các đơn vị. Thực hiện quản lý theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và quy hoạch phát triển nhân lực của từng nghành, địa phương trong từng giai đoạn phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh.

Quản lý GD&ĐT là vấn đề rộng và phức tạp vì vậy phải xây dựng cơ chế quản lý GD&ĐT. Tăng cường quản lý theo ngành trên cả năm lĩnh vực: quản lý chuyên môn; quản lý nhân sự; quản lý tài chính; quản lý bộ máy; quản lý bộ máy; quản lý cơ sở vật chất, kết hợp thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục và phân cấp quản lý. Tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục: chuẩn hóa đầu ra và các điều kiện đảm bảo chất lượng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học giáo dục, khoa học công nghệ và khoa học quản lý, từng bước vận dụng chuẩn hóa của các nước tiên tiến; công khai về chất lượng giáo dục; thực hiện giám sat xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Ba là, Xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục,

đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo gắn với việc xây dựng trường chuẩn quốc gia, trên cơ sở đó phân tầng, xếp hạng, quy hoạch lại mạng lưới, gia quyền tự chủ và nâng cao hiệu quả đầu tư; tăng cường công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài, cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục các cấp.

Đổi mới tổ chức Bộ máy: Đây là một nhân tố có tính quyết định đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả Quản lí nhà nước. Do vậy đổi mới tổ chức bộ máy nhà trường chính là phải xây dựng được một bộ máy quản lí gọn nhẹ, cơ cấu khoa học và hợp lí. Thực hiện tốt phân cấp, phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng cá nhân, từng bộ phân trong đơn vị, có như vậy mới tạo điều kiện tốt để phát huy tính chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của mọi Cán bộ, giáo viên và đây cũng chính là nhân tố tạo điều kiện xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, đủ mạnh để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Nhà trường ngày một phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)