7. Kết cấu của luận văn
3.3.4. Tăng cường nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đổi mới cơ chế tà
tài chính giáo dục
Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động , phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục; nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với nhà nước, với người học và với xã hội; đảm bảo nguồn lực tài chính cho những đơn vị xây dựng cơ sở vật chất xây dựng trường chuẩn quốc gia cấp độ 1, cấp độ 2.
Đây là giải pháp cơ bản tạo tiền đề cho phát triển giáo dục. Đầu tư cho giáo dục. Đầu tư cho giáo dục lấy từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong nhân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho giáo dục. Ngân sách này phải được sử dụng tập trung ưu tiên cho việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đào tạo cán bộ cho một số ngành trọng điểm, bồi dưỡng nhân tài. Trợ giúp cho giáo dục ở những vùng khó khăn và diện chính sách. Tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách. Xây dựng quỹ giáo dục cho huyện, quỹ khuyến học, quỹ tín dụng đào tạo
Ngành Giáo dục tiếp tục tham mưu HĐND, UBND huyện ban hành cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục triển khai thục hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ tự của đơn vị sự nghiệp công lập. Triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tại các cơ sở giáo dục nhằm trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tích cực góp phần phát triển giáo dục. Kết hợp giáo dục xã hội, giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Nâng cao vai trò của hệ thống thông tin đại chúng như báo chí, xuất bản, phát thanh và truyền hình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục. Thể chế hóa chủ trường xã hội hóa giáo dục – đào tạo.
3.3.5. Các giải pháp tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non
Tăng cường cơ sở vật chất nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các điều kiện dạy học khác. Tiếp tục thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2017 - 2020. Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất thực hiện chương trình nông thôn mới.
Quy hoạch lại quỹ đất để xây dựng mới trường học hoặc mở rộng diện tích đất cho các trường, đạt tiêu chuẩn tối thiểu nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục, trong đó ưu tiên quỹ đất để xây dựng một số trường trọng điểm.
Tham mưu UBND tỉnh tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng phòng học, phòng chức năng và trang thiết bị dạy học (đặc biệt đối với các trường MN); trang bị phòng học tiếng nước ngoài cho các cơ sở giáo dục để thực hiện Kế hoạch dạy học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020.
Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn cấp kinh phí cho các đơn vị thực hiện công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài.
Hỗ trợ trang thiết bị phục vụ dạy và học cho các nhà trường phục vụ xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.
Tham mưu các nguồn vốn Kiên cố hóa trường, lớp học theo Quyết định số 1625/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường tạo nguồn ngân sách cho tu sữa cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho dạy và học; quan tâm hơn nữa về chính sách ưu tiên cho học sinh trong vùng khó khăn, dân tộc, học sinh diện chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận kiến thức giáo dục, có môi trường sinh hoạt lành mạnh. ưu tiên cho giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đảm bảo đủ phòng học cho một số trường học 2 buổi/ngày.
3.3.6. Các giải pháp hỗ trợ giáo dục dối với giáo dục mầm non
Đối với nhà giáo và cán bộ quản lý vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách quy định tại nghị định số 61/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg của Thủ tưởng chính phủ và Nghị định số 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Ngày 23/2/2013, Chính phủ đã ban hành nghị định số 19/2013/NĐ-CP, điều chỉnh về thời gian được hưởng thụ cấp thu hút, trợ cấp chuyển vùng và trợ cấp lần đầu đã động viên, khuyến khích các nhà giáo và CBQLGD công tác nhiều năm ở vùng miền núi, vùng DTTS.
Cùng với đó tăng cường công tác quản lý giáo dục dân tộc và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo ở miền núi, vùng DTTS; thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với học sinh DTTS, nhà giáo và cán bộ quản lý công tác ở vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa.
Xây dựng và thực hiện cơ chế học bổng, học phí, tín dụng, trợ giúp gạo... cho học sinh nhằm đảm bảo không có thanh thiếu niên nào không được
học vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Cấp gạo cho những học sinh ở vùng khó khăn
Cung cấp sách , học phẩm miễn phí, hoặc giảm giá bán sách và giảm học phẩm cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc sinh hoạt và học tập tại các xã khó khăn.
Ngoài ra, học sinh vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được trợ cấp xã hội; Tiếp tục thực hiện chính sách miễn học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP; Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP Quyết định số 60/2011/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ.
3.3.6. Đẩy mạnh thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục mầm non
Thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục nhằm phát huy tiềm năng, trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn bộ xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục trẻ em trong độ tuổi và đăc biệt trẻ em con các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng thụ thành quả GD ngày càng cao.
Tăng cường hoạt động của Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học, Hội Cựu giáo chức huyện và phát huy vai trò thế mạnh của Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học, Hội Cựu giáo chức các địa phương, các gia đình, dòng họ, cơ quan…trong công tác khuyến học, khuyến tài.
Cùng với việc huy động các nguồn lực xã hội khuyến khích, tạo điều kiện, xây dựng các đề án để các tổ chức, cá nhân xã hội hóa đầu tư phát triển GDMN ngoài công lập trên địa bàn huyện. Tạo cơ hội cho mọi người trong xã hội có thể tahm gia góp sức phát triển GDMN ngoài công lập:
- Hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ chế chính sách và các giải pháp XHH GDMN NCL, nhằm tạo sự nhất trí cao trong xã hội về tổ chức và tổ
chức thực hiện; bổ sung và hoàn thiện những Văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách khuyến khích mạnh mẽ các tổ chức kinh tế- xã hội, các cá nhân đầu tư cho phát triển GD;Tạo điều kiện để vửa phát triển viwaf nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống các trường MN NCL.
- Củng cố và nâng cáo chất lượng giáo dục của các trường MN NCL. Các trường MN NCL được ưu tiên thuê đất và vay vốn tín dụng xây trường. Nhà trường, giáo viên, trẻ em theo học các trường NCL được bình đẳng như các trường MN công lập hoạn thiện và ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ các trường MN NCL trên địa bàn huyện.
- Hướng đến xây dựng các trường MN NCL trên địa bàn huyện thực sự trở thành trungn tâm văn hóa, môi trường giáo dục lành mạnh, giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo” nêu cao phẩm chất của nhà giáo, làm tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị tư tưởng cho giáo viên MN NCL, phấn đấu là những nhà giáo mẫu mực về mọi mặt cho học sinh noi theo.
3.3.7. Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát của nhà nước về việc thực hiện những quy định trong gióa dục mầm non
Tăng cường công tác thanh - kiểm tra và giám sát các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn huyện bằng nhiều hình thức, biện pháp về tổ chức quản lý, về điều kiện bảo đảm chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo các cấp đã ban hành có lien quan. Chính quyền địa phương tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra, cấp giấy hép hoạt động cho các trường, lớp, nhóm, lớp tư thụcđủ điều kiện và kiên quyết đóng cửa những cơ sở không đủ điều kiện. Cụ thể như sau:
- Thành lập nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra giám sát của QLNN cáp huyện như: Giám sát của Hội đồng nhân dân huyện, UBND huyện thong qua thanh tra nhà nước huyện, thanh tra hành chính cac trường MN trên địa bàn trong năm học, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật có lien quan.
- Tăng cường thanh - kiểm tra, giám sát công tác quản lý nhà nước về chuyên ngành từ cấp Sở đến cấp phòng GD&ĐT, trong đố tập trung thanh, kiểm tra việc thực hiện Đề án phổ cạp giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2016-2020, thực hiện lộ trình phổ cập và công nhận phỏ cập lại, triển khai chương trình giáo dục mầm non mới, lấy trẻ làm trung tâm; việc xây dựng và công nhận trường mầm non đạt Chuẩn quốc gia; công tác Kiểm định chất lượng giáo dục; Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường mầm non trong huyện.
Trong bối cảnh hiện nay, đã tạo ra nhiều chuyển biến sâu sắc trong giáo dục : Từ những quan niệm về chất lượng giáo dục, nhân cách người học đến cách thức tổ chức thực hiện quá trình giáo dục. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang cơ chế mở cửa. Mọi người dân, mọi tầng lớp xã hội đều được tham gia học tập và đến lúc các nhà giáo thay vì chỉ truyền đạt tri thức cho người học một cách thụ động chuyển sang cung cấp cho người học cách thu nhận thông tin chủ động và tự giác, nắm bắt kiến thức một cách cơ bản và khoa học. Từ chỗ đầu tư cho giáo dục chỉ được xem là phúc lợi xã hội chuyển sang đầu tư cho sự phát triển. Vì vậy, không chỉ riêng ở huyện Krông Pắc nói riêng mà hầu hết cả nước nói chung đều nhận thức đúng vai trò hàng đầu của GD&DT, đã và đang tiến hành đổi mới về công tác quản lí giáo dục được xem là một giải pháp mang tính bước đột phá và giải pháp xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là then chốt tại các các cơ sở GD&DT, trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.
KẾT LUẬN
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, muốn phát triển xã hội phải chăm lo nhân tố con người về thể chất và tinh thần, nhất là về học vấn, nhận thức về thế giới xung quanh để họ có thể góp phần xây dựng và cải tạo xã hội. Bác Hồ đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” bởi không có tri thức, hiểu biết về xã hội, tự nhiên và chính bản thân mình, con người sẽ luôn lệ thuộc, bất lực trước những thế lực và sức mạnh cản trở sự phát triển của dân tộc, đất nước mình.
Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay, giáo dục và đào tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ. Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất.
Giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc bởi giáo dục - đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu.
Giáo dục - đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam đang tiến hành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, trình độ lao động phổ thông còn thấp, ít được đào tạo nghề, vẫn còn khoảng gần 60% lao động nông nghiệp, nên hiện mới bước đầu xây dựng kinh tế tri thức. Giáo dục - đào tạo nhằm phát huy năng lực nội sinh “đi tắt, đón đầu” rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt
Nam khẳng định giáo dục - đào tạo cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu.
Giáo dục - đào tạo bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Đào tạo nhân lực có trình độ cao góp phần quan trọng phát triển khoa học công nghệ là yếu tố quyết định của kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức được hiểu là kinh tế trong đó có sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế, làm giàu của cải vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tất cả các quốc gia phát triển đều có chiến lược phát triển giáo dục. Trong “Báo cáo giám sát toàn cầu giáo dục cho mọi người”, tổ chức UNESCO cũng đã khuyến khích các nước phải chi tiêu ít nhất 6% GDP cho giáo dục.
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta khẳng đinh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, ngành, các nhà khoa học và toàn xã hội. Chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho phát triển. Chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của phát triển bền vững là xác định đúng đắn và khoa học.
Luận văn đã trình bày, giải quyết được những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, luận văn đã nêu được khái niệm Giáo dục& Đào tạo, khái niệm giáo dục mầm non, khái niệm QLNN về GD&ĐT, khái niệm QLNN về giáo dục mầm non, quan điểm của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT. Tác giả đã nhấn mạnh một số quan điểm chủ trương trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc, mục tiêu phát triển giáo dục của Bộ GD&ĐT, mục tiêu phát triển giáo dục tại Tây Nguyên. Bên cạnh đó luận văn cũng làm rõ được vai trò quản lý của nhà nước đối với giáo dục và vai trò của quản lý nhà nước đối với giáo dục giáo dục mầm non ở Tây Nguyên.