Xã hội hóa giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 43 - 45)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.6. Xã hội hóa giáo dục mầm non

GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống GDQD, có mối quan hệ chặt chẽ với các bậc học và trong toàn bộ hệ thống. Chính vì thế, khi xem xét vấn đề xã hội hóa GDMN cần đặt trong cách đánh giá chung của vấn đề XHHGD.

Xã hội hóa GDMN tạo điều kiện cho các lực lượng xã hội, gia đình và cộng đồng phát huy tinh thần làm chủ, tham gia thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục, quản lí GDMN. Các lực lượng tham gia phát triển GDMN không chỉ có ngành giáo dục mà nó trở nên đông đảo, rộng khắp trong toàn xã hội. Xã hội hóa GDMN sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước, phát huy truyền thống giáo dục của dân tộc, tạo ra sự chỉ đạo hành động thống nhất toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non là nhiệm vụ chung của các trường, lớp mầm non, của cả gia đình trẻ và cộng đồng tham gia vào các hoạt động GDMN. GDMN phải đáp ứng được các nhu cầu phát triển của xã hội, cộng đồng, đảm bảo mọi trẻ em đều được chăm sóc giáo dục ở các loại hình giáo dục khác nhau, được hường thụ các loại hình giáo dục mầm non.

Một phương thức thực hiện xã hội hóa GDMN là huy động các lực lượng tham gia vào việc phát triển hệ thống trường, lớp và các loại hình GDMN.

Xu hướng đa dạng hóa các loại hình GDMN là một tất yếu, nó chịu sự chi phối và tác động của quá trình phát triển kinh tế- xã hội với đặc trưng nhu cầu chăm sóc- giáo dục trẻ của các tầng lớp dân cư. Sự phân phối thu nhập và phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam được các chương trình nghiên cứu ghi nhận :

“ Tỉ lệ hộ giàu rất nhỏ bé và phân bố không đồng đều> hộ nghèo tập trung ở nông thôn(90% người nghèo ỏ nông thôn). Ngược lại, hộ giàu tập trung ở đô thị với tỉ lệ tương ứng. Chính sự phát triển mọi mặt của kinh té-xã hội đã đặt ra những nhu cầu mới, và chính nhu cầu về chăm sóc , giáo dục trẻ của các bậc phụ huynh khác nhau buộc GDMN phải không ngừng đa dạng”. Đa dạng hóa các loại hình giáo dục mầm non đó là việc huy động các lực lượng của cộng đồng tham gia vào các công tác giáo dục. Các lực lượng của xã hội có thể tham gia rộng rãi vào nhiều lĩnh vực hoạt động giáo dục với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Các lực lượng xã hội đó là mặt trân tổ quốc, các tổ chức, cá nhân của mặt trận Đoàn TNCSHCM, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, vv… mọi tổ chức và các nhân quan tâm đén sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt là gia đình và họ tộc đang ngày càng đóng vai trò trực tiếp quan trọng trong công tác giáo dục.

Đa dạng hóa các loại hình GDMN dựa trên cơ sở mục tiêu đào tạo, nội dung giáo dục, chuẩn kiến thức chăm sóc giáo dục thống nhất dưới sự lãnh đạo của Bộ GD&ĐT, theo hướng nang cao khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục đào tạo đối với nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ của nhân dân, trong nền kinh tế nhiều thành phần mở rộng cơ hội cho số đông trẻ được hưởng chế độ chăm sóc giáo dục trẻ, với những loại hình thích hợp với từng đối tượng, từng khu vực, địa phương… Đa dạng hóa góp phần tăng them nguồn lực cho sự phát triển giáo dục, đào tạo, góp phần nâng cao chăm sóc- giáo dục trẻ, do sự cạnh tranh giữa các loại hình trong quá trình phát triển. Đa dạng hóa các loại hình GDMN còn bao gồm cả việc phát huy tối đa vai trò của gia đình, cần tổ chức GDMN theo hướng có mạng lưới đêns mọi gia đình, trong toàn xã hội, bên cạnh hệ thống trường, lớp.

Vì vậy, bản chất của XHH sự nghiệp GDMN là lôi cuốn mọi lực lương xã hội phát triển GDMN đẻ thực hiện giáo dục cho trẻ em trong độ tuổi. Việc

chăm sóc giáo dục trẻ em mầm non là nhiệm vụ chung cuấ các trường, lớp mầm non, của các gia đình và cộng đồng xã hội tham gia vào các hoạt động GDMN. GDMN phải đáp ứng nhu cầu xã hội, cộng đồng, đảm bảo mọi trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục ở các loại hình giáo dục khác nhau, được hưởng thụ các dịch vụ mầm non.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 43 - 45)