7. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Công cụ quản lý thuchi tài chắnh trong các trường ĐHCL
1.2.4.1. Công tác kế hoạch
Theo Lê Chi Mai: ỘKế hoạch gồm một tập hợp các mục tiêu, cơ cấu chương trình, nguồn thu, chi tiêu và các dự đoán về kết quả thực hiệnỢ [38, trang 104].
Công tác lập kế hoạch là một công cụ quan trọng trong quản lý thu chi tài chắnh ở các trường đại học công lập, nó đảm bảo cho các khoản thu chi của nhà trường đáng tin cậy hơn. Công tác lập kế hoạch trong quản lý thu chi tài chắnh tại các trường ĐHCL là quá trình đưa ra kế hoạch (dự toán) ngân sách cho năm tài khóa và xác lập các giải pháp chủ yếu để đảm bảo thực hiện các mục tiêu đề ra.
Việc lập kế hoạch dựa trên cơ sở đánh giá khả năng huy động các nguồn lực tài chắnh (thu), xác định và lựa chọn nhu cầu chi tiêu, dự kiến phân
bổ nguồn lực cho các nhu cầu đó, đồng thời đảm bảo cân đối giữa thu và nhu cầu chi tiêu. Hàng năm, bộ phận làm công tác kế hoạch tại các trường ĐHCL căn cứ vào 2 cơ sở trong năm báo cáo để lập kế hoạch: Thứ nhất là quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, hoạt động sự nghiệp và các hoạt động khác của trường; Thứ hai là dựa vào số liệu chi cho con người, chi quản lý hành chắnh, chi nghiệp vụ chuyên môn và chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng cơ bản của năm báo cáo.
1.2.4.2. Quy chế chi tiêu nội bộ
Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chắnh, các trường đại học công lập tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ viên chức trong đơn vị thực hiện và cũng để KBNN kiểm soát chi.
Đồng thời, Khoản 4 Điều 27 thông tư 08/2014/TT-BGDĐT ngày 20/3/2014 quy định: ỘBan hành quy chế chi tiêu nội bộ của đại học vùng để thống nhất các nguyên tắc phân bổ, điều tiết, sử dụng kinh phắ và các tiêu chuẩn, định mức chi trong toàn Đại học vùng trên cơ sở quy định của pháp luật; thẩm định quy chế chi tiêu nội bộ đối với các cơ sở giáo dục đại học thành viên, các đơn vị trực thuộcỢ [2, Điều 27].
Công cụ này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý thu, chi tài chắnh, nó đảm bảo các khoản thu chi tài chắnh của nhà trường được thực hiện theo quy định. Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chắnh. Thông qua quy chế chi tiêu nội bộ sẽ thực hiện quản lý tập trung, thống nhất các nguồn thu, duy trì và khuyến khắch mở rộng các nguồn thu, đảm bảo chi tiêu thống nhất trong toàn trường, thực hiện chi tiêu tiết kiệm và hợp lý.
1.2.4.3. Công tác kế toán
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tắch và cung cấp thông tin kinh tế, tài chắnh về hoạt động của các tổ chức: ỘKế toán là công cụ theo dõi,
giám sát và kiểm tra hoạt động kinh tế tài chắnh của các trường ĐHCL giúp cho nhà trường sử dụng các nguồn thu để hoạt động có hiệu quảỢ [38, trang 222].
Kế toán là một công cụ không thể thiếu trong quản lý thu chi tài chắnh trong các trường ĐHCL. Để ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các nhà quản lý, đòi hỏi công tác ghi chép, tắnh toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sử dụng kinh phắ của Trường phải kịp thời, chắnh xác. Các trường ĐHCL thực hiện công tác kế toán và quyết toán thu - chi theo quy định của mục lục NSNN và chế độ kế toán hành chắnh sự nghiệp tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ Tài chắnh [14].
1.2.4.4. Công tác kiểm tra, thanh tra
ỘKiểm tra, thanh tra tài chắnh là việc vận dụng các kỹ thuật và phương pháp quan sát, phân tắch, đối chiếu, so sánh một cách có hệ thống các thông tin và dữ liệu qua các tài liệu, sổ sách của chủ thể kiểm tra đối với nhà trường nhằm đánh giá tắnh đúng đắn, hợp lý và có hiệu quả trong hoạt động thu chi của nhà trườngỢ [38, trang 231].
Chủ thể kiểm tra các trường ĐHCL gồm: Chắnh phủ (kiểm tra việc chấp hành ngân sách nhà nước); Bộ tài chắnh và các vụ của BTC (kiểm tra dự toán, kiểm tra thực hiện từng khoản mục thu, chi); Hệ thống thanh tra tài chắnh và thanh tra Nhà nước (kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chắnh, kiểm tra các vụ việc trong hoạt động tài chắnh) [38, trang 234].
Ngoài ra, kiểm tra còn được thực hiện trong trường hợp đơn vị cấp trên kiểm tra cấp dưới, kiểm tra nội bộ, kiểm tra hoạt động thu chi của kho bạc nhà nước đối với các đơn vị có sử dụng NSNN.
Công cụ này cho phép chủ động ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực về thu, chi tài chắnh trong hoạt động thu chi tài chắnh của các trường Đại học.