Kiến nghị với Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ tài chắnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học khoa học , đại học huế (Trang 112 - 115)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Kiến nghị với Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ tài chắnh

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống chắnh sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi thường xuyên NSNN phù hợp với điều kiện của đơn vị sự nghiệp công lập. Phải ổn định các văn bản hướng dẫn tuyển sinh theo giai đoạn chứ không thay đổi hằng năm như hiện nay

Từ khi luật NSNN có hiệu lực đến nay - năm 2002, cơ chế quản lư tài chắnh đối với đơn vị sự nghiệp công lập đã từng bước đổi mới, tác động tắch cực đối với hoạt động đào tạo của các cơ sở giáo dục công lập. Tuy nhiên, các văn bản quy định, hướng dẫn hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo, thường xuyên sửa đổi, bổ sung. Do đó, Nhà nước cần xây dựng hệ thống văn bản chắnh sách thống nhất, ổn định là một điều kiện tiên quyết để hoàn thiện công tác quản lý tài chắnh tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và cơ sở đào tạo công lập nói riêng.

Thứ hai,có văn bản hướng dẫn quản lý tài chắnh kịp thời và sửa đổi, bổ sung một số chế độ, chắnh sách cho phù hợp với thực tiễn của cơ sở giáo dục đào tạo công lập để các đơn vị này thực hiện đúng, nhanh chóng, tránh tình trạng hiểu sai trong áp dụng

Thứ ba,Bộ tài chắnh thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về chế độ quản lý tài chắnh cho cán bộ quản lý tài chắnh đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, tăng cường các buổi làm việc trực tuyến giữa giải đáp thắc mắc cho các đơn vị.

Đây là dịp để cán bộ làm công tác tài chắnh - kế toán cập nhật các văn bản, chắnh sách mới, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công việc, nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng trong công việc góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chắnh.

Thứ tư,Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chủ trì, phối hợp với Bộ tài chắnh nghiên cứu xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể triển khai Nghị định 16 của Chắnh phủ quy định cơ chế hoạt động và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chắnh đối với các trường ĐHCL tập trung vào một số điểm sau.

- Giao quyền tự chủ đối với các trường ĐH khi đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT trong việc xây dựng chương trình đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, hợp tác quốc tế và mức thu học phắ trên cơ sở khung học phắ do cơ quan Nhà nước phê duyệt.

- Các trường tự quyết định chế độ chi trả lương đối với giảng viên và cán bộ gắn với năng suất, chất lượng hiệu quả công việc; đồng thời phải chịu trách nhiệm trong việc đáp ứng các tiêu chắ chất lượng đào tạo đã đăng ký theo quy định kiểm định và chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội về chất lượng đào tạo và công khai minh bạch các khoản thu, chi tài chắnh.

- Nhà nước tiếp tục đảm bảo kinh phắ hỗ trợ đối với các đối tượng chắnh sách xã hội, các đối tượng nghèo để được tiếp cận các dịch vụ giáo dục đại học.

- Nghiên cứu, ban hành cơ chế giao, bảo toàn vốn cho các trường, ban hành chế độ khấu hao tài sản riêng đối với hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất của các trường đại học, đảm bảo thu hồi vốn đầu tư của Nhà nước.

- Miễn thuế cho phần chênh lệch thu- chi cho các trường ĐHCL đã tự chủ để bổ sung vào nguồn tắch lũy tài sản đầu tư cho phát triển cơ sỏ vật chất cho các trường.

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách theo tiêu chắ đầu ra, gắn với các mục tiêu công bằng và hiệu quả, gắn với nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngành nghề trong giáo dục đào tạo đại học.

Các Bộ ngành cần sớm xây dựng, hoàn thiện và ban hành hệ thống tiêu chắ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng đầu ra, tiêu chắ kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo phù hợp với từng nhóm ngành nghề đào tạo.

Định mức, chế độ, tiêu chuẩn chi tiêu ngân sách nhà nước cần được đổi mới trên cơ sở hạn chế số lượng định mức cứng, tăng số lượng khung định mức, trần định mức để các trường áp dụng cho phù hợp với tình hình thực tế và khả năng ngân sách.

Hạn chế phân bổ ngân sách một cách bình quân cho tất cả các ngành nghề đào tạo như hiện nay mà phân bổ theo chất lượng ngành đào tạo. Thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng sản phẩm đào tạo đối với những ngành nghề ắt có khả năng xã hội hóa-điều này rất cần đối với trường ĐHKH, đồng thời tăng cường chắnh sách khuyến khắch để thu hút nguồn lực xã hội cho các ngành nghề đào tạo có khả năng xã hội hóa.

Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho các trường ĐHCL trên cơ sở tăng chi đầu tư xây dựng cơ bản, giảm dần chi cho bộ máy và hoạt động thường xuyên.

Nghiên cứu áp dụng cơ chế tắnh giá phắ dịch vụ đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo của các trường ĐHCL.

Nghiên cứu khả năng vận dụng cách thức quản trị các trường ĐHCL theo mô hình quản lý doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học khoa học , đại học huế (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)