Kinh nghiệm của một số trường Đại học Công lập trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học khoa học , đại học huế (Trang 46 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

1.5.1. Kinh nghiệm của một số trường Đại học Công lập trong nước

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

Từ năm 2002, ĐHQGHN đã thực hiện cơ chế tự chủ tài chắnh theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP. Năm 2006, ĐHQGHN đã giao quyền tự chủ tài chắnh cho các trường đại học và đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Ngoài ra, ĐHQGHN còn thực hiện cơ chế tài chắnh Nhà nước đặt hàng đối với các ngành khoa học cơ bản theo tinh thần Kết luận số

37-TB/TW ngày 26/05/2011. ĐHQGHN thực hiện cơ chế quản lý tài chắnh như sau [39, trang 112-114]:

- Quản lý ngân sách từng bước gắn với yêu cầu về sản phẩm đầu ra; + Ban hành các hướng dẫn lập kế hoạch, lập dự toán gắn với hoạt động và sản phẩm đầu ra làm cơ sở phân bổ dự toán theo các nhiệm vụ, chỉ tiêu của ĐHQGHN.

+ Từng bước xây dựng các chỉ số yêu cầu về sản phẩm đầu ra để đánh giá kết quả hoạt động và hiệu quả đầu tư nhằm nâng cao chất lượng.

- Phân bổ ngân sách theo nhiệm vụ và khối lượng công việc:

+ Thực hiện định biên, giao nhân lực và quỹ lương theo khối lượng công việc và nhiệm vụ thực tế đảm nhiệm của các trường đại học và đơn vị trực thuộc. Hiệu trưởng các trường đại học được quyền quyết định tuyển dụng, sử dụng biên chế trong phạm vi số nhân lực và quỹ lương được giao.

+ Phân bổ kinh phắ theo nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch đã đăng ký và được phê duyệt, kết quả thực hiện các nhiệm vụ và chỉ tiêu của đơn vị năm trước.

- Phân bổ số kinh phắ theo trọng số ngành đào tạo dựa trên đặc thù ngành, trong đó có hệ số ưu tiên đối với các ngành khoa học cơ bản có thực nghiệm.

- Thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho một số ngành, chuyên ngành sớm đạt trình độ quốc tế.

- Giao quyền tự chủ và tăng cường phân cấp cho các đơn vị trực thuộc về tổ chức, bộ máy, nhân sự và tài chắnh.

Từ cơ chế quản lý như trên cho phép trường khai thác sử dụng tốt các nguồn lực tập trung, các cơ sở vật chất dùng chung cho tất cả các đơn vị thành viên. Điều này giúp ĐHQGHN vừa khai thác được sức mạnh tối đa của toàn hệ thống, vừa nâng cao được hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng và khai thác nguồn nhân tài, vật lực.

Trường Đại học Ngoại thương

Từ năm 2005, trường ĐHNT đã được giao nhiệm vụ thắ điểm thực hiện tự chủ tài chắnh và thực hiện cắt giảm chi thường xuyên. Trong quá trình thực hiện nhà trường đã gặp phải một số khó khăn sau [15, trang 153]:

Nguồn thu giảm: Nguồn thu học phắ vẫn phải theo các định mức khung rất thấp (trước năm 2010 theo nghị định 70 và sau năm 2010 theo nghị định 49) trong khi nguồn NSNN lại bị cắt giảm nên nguồn thu của trường giảm.

Không tăng được thu nhập cho cán bộ, giảng viên.

Không có tắch lũy để cải thiện CSVC và đầu tư phát triển.

Gặp khó khăn trong việc thực hiện chế độ ưu đãi của Nhà nước như chắnh sách học bổng khuyến khắch học tập cho sinh viên, chế độ ưu đãi đối với giảng viên.

Kinh nghiệm của trường Đại học Ngoại thương trong việc tăng nguồn thu và tiết kiệm chi phắ:

Xây dựng và triển khai các chương trình chất lượng cao với mức học phắ cao hơn giảng dạy bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

Phát triển chương trình liên kết với nước ngoài bậc cử nhân và bậc Thạc sỹ.

Thu hút sinh viên quốc tế theo học.

Huy động tài trợ từ doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế.

Tắch cực nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, tổ chức sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, hợp lý hóa quy trình giảng dạy và làm việc.

Tắnh toán, xây dựng lại định mức chi tiêu trong quy chế chi tiêu nội bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học khoa học , đại học huế (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)