Nội dung tự chủ tài chắnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học khoa học , đại học huế (Trang 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Nội dung tự chủ tài chắnh

Tự chủ tài chắnh đối với các đơn vị sự nghiệp trên nguyên tắc đơn vị tự chủ cao về nguồn tài chắnh thì được tự chủ cao về quản lý, sử dụng các kết quả tài chắnh và ngược lại; nhằm khuyến khắch các đơn vị tự chủ thấp phấn đấu tăng nguồn thu để được mức tự chủ cao hơn.

Tự chủ trong chi đầu tư và chi thường xuyên

Các đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chắnh được giao tự chủ, bao gồm nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, nguồn thu phắ theo quy định được để lại chi và nguồn thu hợp pháp khác, để chi thường xuyên. Cụ thể:

Đối với đơn vị tự chủ tài chắnh cao: Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào khả năng tài chắnh, đơn vị được quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Các nội dung chi chưa có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi cho phù hợp theo mức độ được tự chủ tài chắnh của từng loại đơn vị sự nghiệp công lập và theo quy chế chi tiêu nội bộ.

Các đơn vị tự chủ tài chắnh thấp: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chắnh, đơn vị được quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Để tạo điều kiện khuyến khắch các đơn vị tự chủ toàn diện về chi thường xuyên và chi đầu tư, Nghị định cho phép các đơn vị chủ động xây dựng danh mục các dự án đầu tư, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Cùng với đó, đơn vị sự nghiệp công được vay vốn tắn dụng ưu đãi của Nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tắn dụng theo quy định. Căn cứ yêu cầu phát triển của đơn vị, Nhà nước xem xét bố trắ vốn cho các dự án đầu tư đang triển khai, các dự án đầu tư khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Chi tiền lương và thu nhập tăng thêm

thường xuyên và chi đầu tư. Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên phải tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị; NSNN không cấp bổ sung; đối với đơn vị chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, chi tiền lương tăng thêm từ các nguồn theo quy định, bao gồm cả nguồn NSNN cấp bổ sung (nếu thiếu).

Đối với phần thu nhập tăng thêm, các đơn vị được chủ động sử dụng Quỹ bổ sung thu nhập để thực hiện hiện phân chia cho người lao động trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác của người lao động. Tuy nhiên, để đảm bảo mức chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ quản lý không quá chênh lệch so với người lao động, nghị định mới quy định, khi phân bổ thu nhập tăng thêm thì hệ số thu nhập tăng thêm của chức danh lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công tối đa không quá 2 lần hệ số thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện của người lao động trong đơn vị.

Trắch lập các quỹ

Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phắ, nộp thuế và các khoản nộp NSNN khác theo quy định; phần chênh lệch thu lớn hơn chi, đơn vị được sử dụng để trắch lập các quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; quỹ bổ sung thu nhập; quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi. Ngoài ra, Chắnh phủ cho phép các đơn vị được trắch lập các quỹ khác theo quy định của pháp luật sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Về mức trắch, căn cứ vào mức độ tự chủ tài chắnh như sau:

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Trắch tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi; đơn vị chưa tự bảo đảm một phần chi thường xuyên trắch tối thiểu 15%; đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, nếu có kinh phắ tiết kiệm chi và số tiết kiệm chi lớn hơn một lần quỹ tiền lương thực hiện thì trắch tối thiểu 5%.

đầu tư được quyết định mức trắch Quỹ bổ sung thu nhập (không khống chế mức trắch); đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên trắch tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương; đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên trắch tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương; đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên trắch tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lương.

- Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi: Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên trắch tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công trong năm của đơn vị; đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên trắch tối đa không quá 2 tháng tiền lương, tiền công; đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên trắch tối đa không quá 01 tháng tiền lương, tiền công.

Tự chủ trong giao dịch tài chắnh

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp trong giao dịch với bên ngoài, đặc biệt là trong các hoạt động liên doanh, liên kết, đồng thời tạo thêm nguồn thu cho đơn vị, Chắnh phủ quy định: Đơn vị sự nghiệp công được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng NSNN. Lãi tiền gửi đơn vị được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc bổ sung vào Quỹ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có), không được bổ sung vào Quỹ bổ sung thu nhập.

Nghị định cũng quy định, đơn vị sự nghiệp công lập được huy động vốn, vay vốn để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật và phải có phương án tài chắnh khả thi để hoàn trả vốn vay, chịu trách nhiệm về hiệu quả của việc huy động vốn, vay vốn.

Vận dụng cơ chế tài chắnh nhƣ doanh nghiệp

Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 nêu rõ, đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chắnh như DN (công

ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Hoạt động dịch vụ sự nghiệp công có điều kiện xã hội hóa cao, Nhà nước không cần bao cấp; giá dịch vụ sự nghiệp công tắnh đủ chi phắ (bao gồm cả trắch khấu hao tài sản cố định); được Nhà nước xác định giá trị tài sản và giao vốn cho đơn vị quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; hạch toán kế toán để phản ánh các hoạt động theo quy định của các chuẩn mực kế toán có liên quan áp dụng cho DN.

Khi được phép vận dụng cơ chế tài chắnh như DN, các đơn vị sự nghiệp được xác định vốn điều lệ và bảo toàn vốn; được huy động vốn, đầu tư vốn ra ngoài đơn vị; quản lý, sử dụng và trắch khấu hao tài sản cố định theo DN; quản lý doanh thu, chi phắ và phân phối lợi nhuận; thực hiện chế độ kế toán, thống kê như DN.

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chắnh tại trƣờng ĐHCL

Giáo dục đào tạo có mối quan hệ chặt chẽ với những thay đổi, phát triển về xã hội, kinh tế và chắnh trị. Tác động của những biến đổi này đến trạng thái của hệ thống giáo dục, đến nội dung giáo dục và cấu trúc của các cấp bậc học là rất đa chiều. Đặc trưng cơ bản nhất của giáo dục đại học là tạo ra nguồn nhân lực trình độ cao cho tất cả các lĩnh vực của xã hội. Sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học một mặt bị tác động, chi phối đồng thời cũng góp phần thúc đẩy các xu hướng phát triển chung của đời sống văn hóa xã hội hiện đại.

Quản lý tài chắnh là một hoạt động quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà cả đối với các trường đại học. Nó là một trong những yếu tố quyết định quy mô, chất lượng đào tạo cũng như uy tắn của các trường đại học. Nhất là trong điều kiện xã hội hóa giáo dục và nâng cao tắnh tự chủ tài chắnh của các trường Đại học công lập như hiện nay. Hoạt động quản lý tài chắnh phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi trường đại

học sẽ khuyến khắch và tạo cơ sở cho các trường đại học phát triển. Do đó hoạt động quản lý tài chắnh phù hợp với quy mô và tắnh chất của từng trường đại học đòi hỏi phải tắnh đến tác động của nhiều nhân tố. Nhìn chung hoạt động quản lý tài chắnh của trường đại học chịu tác động của các nhân tố cơ bản sau:

1.4.1. Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa

Những thay đổi về điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và chắnh sách chi tiêu công cho giáo dục đại học là các yếu tố tác động đến quá trình đổi mới hệ thống tài chắnh giáo dục đại học. Trước hết, đó là sự xuất hiện của nền giáo dục đại học đại chúng, hệ quả là môi trường chắnh sách của giáo dục đại học đã từng bước thay đổi và ngày càng gắn chặt hơn với cấu trúc nền kinh tế, xã hội. Những nhân tố trước đây được xem là phù hợp với yêu cầu quản lý của các trường đại học thì nay không còn thắch hợp và đòi hỏi phải có những cải cách, đổi mới. Mục tiêu của sự đổi mới là nâng cao chất lượng đào tạo, sự thắch ứng và tắnh công bằng trong các trường ĐHCL.

Yếu tố lao động và việc làm cúng đang có những thay đổi quan trọng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và trước yêu cầu phát triển của một nền kinh tế tri thức, nhu cầu về lực lượng lao động của xã hội đang có sự thay đổi về chất. Trước đây chủ yếu đòi hỏi một đội ngũ lao động phải được đào tạo trong các trường dạy nghề, trung học kỹ thuật, trước khi bước vào thị trường sức lao động, thì ngày nay xã hội đang có nhu cầu ngày càng tăng về lực lượng lao động được qua đào tạo đại học và sau đại học, các nhà khoa học và chuyên gia bậc cao.

Để đáp ứng nhu cầu về học tập của xã hội, hệ thống giáo dục đại học ở hầu hết các nước đều phải mở rộng quy mô nhằm tiếp nhận ngày càng nhiều sinh viên vào học. Kết quả là, số lượng các cơ sở đào tạo đại học ngày càng tăng, mạng lưới các trường đại học ngày càng đa dạng hơn.

Quy mô sinh viên tăng, số lượng các trường đại học tăng nhưng chi phắ công cũng như các nguồn lực cung cấp cho phát triển trường đại học không tăng tương ứng. Điều này làm nảy sinh những bất cập và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng trong các trường đại học.

Nhằm ngăn chặn tình trạng suy giảm chất lượng giáo dục đại học, giải pháp đổi mới cả về tổ chức và quản lý đại học đã được triển khai áp dụng. Ngày nay nâng cao chất lượng trong các trường đại học không còn là việc riêng của từng đại học riêng lẻ, mà đã trở thành mối quan tâm hang đầu có tắnh toàn cầu của mọi quốc gia.

Mục tiêu của quá trình đổi mới chắnh sách quản lý giáo dục đại học, trong đó có việc đổi mới hệ thống tài chắnh giáo dục đại học và từng bước trao quyền tự chủ tài chắnh cho các trường đại học là nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động trong các trường đại học.

1.4.2. Sự phát triển khoa học, công nghệ

Khoa học công nghệ phát triển đòi hỏi hoạt động quản lý tài chắnh phải thay đổi cho phù hợp, tránh lạc hậu và phải phù hợp với trình độ quản lý chung của trường đại học, giúp trường dễ dàng tiếp cận và thực hiện đúng mục tiêu của cơ chế quản lý tài chắnh.

Trình độ khoa học, công nghệ ngày càng phát triển đa dạng và phong phú, vì vậy tắnh truyền thống về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy trong trường đại học bị phá vỡ. Để khỏi bị lạc hậu, trường đại học phải thường xuyên gắn kết với khoa học, công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Để tăng tắnh hấp dẫn của mỗi khóa học và đảm bảo tắnh phù hợp của khóa học với thực tế sản xuất và đời sống, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và hoạt động của trường đại học phải có sự chủ động về học thuật để thắch ứng với những thay đổi hằng ngày của cuộc sống. Ngoài mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy

mang tắnh truyền thống, hoạt động nghiên cứu khoa học của trường đại học hiện nay còn phải đạt được mục tiêu mở rộng nguồn thu nhằm tăng thu nhập của trường. Muốn vậy trường đại học phải thường xuyên chuyển các nguồn lực nghiên cứu và các đề tài và lĩnh vực mới. Để đảm bảo thành công chắnh sách ưu tiên cho nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong môi trường cạnh tranh, quy trình cấp vốn cho hoạt động nghiên cứu phải hết sức năng động và linh hoạt. Hệ thống quản lý tài chắnh đại học cần phải được thay đổi cho phù hợp.

1.4.3. Chắnh sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục đào tạo ở các trường ĐHCL trường ĐHCL

Đây là nhân tố ảnh hưởng quyết định tới hoạt động quản lý tài chắnh của trường đại học, cơ chế quản lý tài chắnh đối với đơn vị hành chắnh sự nghiệp có thu là một bộ phận của chắnh sách tài chắnh quốc gia, nó là căn cứ để các trường đại học xây dựng cơ chế quản lý tài chắnh riêng. Vì vậy nếu cơ chế quản lý tài chắnh của Nhà nước tạo mọi điều kiện để phát huy tắnh chủ động, sáng tạo của trường đại học thì đó sẽ là động lực nâng cao tắnh hiệu quả trong hoạt động quản lư tài chắnh của mỗi trường.

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, Nhà nước quản lý gần như tất cả các dịch vụ xã hội, trong đó có giáo dục-đào tạo. Khi đó, trường đại học được cấp toàn bộ kinh phắ từ NSNN, việc sử dụng nguồn kinh phắ đó như thế nào cũng hoàn toàn theo quy định của Nhà nước. Trong điều kiện đó, mọi người dân trong xã hội đều có cơ hội học tập, tuy nhiên do

nguồn NSNN c n hạn hẹp nên Nhà nước không đáp ứng được nhu cầu học tập

của toàn xã hội cả về quy mô lẫn chất lượng giáo dục.

Việc chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đã tạo nên những býớc phát triển výợt bậc

về kinh tế, xã hội, văn hóa. Theo đó lĩnh vự giáo dục cúng có những thay đổi rõ rệt theo hướng xã hội hóa sự nghiệp giáo dục-đào tạo, giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước. Hiện nay chắnh sách tài chắnh trong giáo dục đào tạo đối với các trường ĐHCL đổi mới theo hướng:

-Tạo quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp có thu mà trước hết là hiệu trưởng Nhà trường trong việc tổ chức vị trắ việc làm, bộ máy, nhân sự và nguồn lực tài chắnh để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở đó, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm tứng bước tăng thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học khoa học , đại học huế (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)