Quản lý chi trong các trường ĐHCL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học khoa học , đại học huế (Trang 33 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.6. Quản lý chi trong các trường ĐHCL

Căn cứ tắnh chất chi thì nội dung chi tại các trường ĐHCL bao gồm: Chi thường xuyên và chi không thường xuyên [18].

1.2.6.1. Quản lý chi thường xuyên trong các trường Đại học công lập

Nội dung chi thường xuyên gồm:

- Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; - Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phắ, lệ phắ; - Chi cho các hoạt động dịch vụ.

Quản lý chi thường xuyên:

Chi thường xuyên ở trường ĐHCL thường được chia làm bốn nhóm chi:

Nhóm 1: Chi thanh toán cá nhân. Bao gồm: Chi tiền lương, tiền công, tiền lương chia thêm, tiền vượt giờ, bảo hiểm xã hội, chi học bổng cho sinh viênẦ

Nhóm 2: Chi phắ nghiệp vụ chuyên môn. Bao gồm: Thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng phẩm; thông tin, liên lạc, tuyên truyền; hội nghị; công tác phắ; chi phắ thuê mướn; chi đoàn ra; chi đoàn vào; chi phắ nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành.

Nhóm 3: Chi mua sắm - sửa chữa tài sản. Bao gồm: Chi mua tài sản cố định vô hình, tài sản cố định hữu hình; sửa chữa tài sản phục vụ chuyên môn và các công trình; chi đầu tư XDCB.

Nhóm 4: Chi khác. Bao gồm: Các khoản chi hỗ trợ; chi viện trợ; chi công tác Đảng; chi trả lãi vay; các khoản chi khác.

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chắnh, đối với các khoản chi thường xuyên, các trường ĐHCL có quyền quyết định một số mức chi quản lý, chi chuyên môn nghiệp vụ cao hoặc thấp hõn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và phương thức khoán chi phắ cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.

Hiện nay, Nhà nước quy định một số tiêu chuẩn, định mức chi; các trường ĐHCL phải thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước, bao gồm: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc; tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động; chế độ công tác phắ nước ngoài; chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt NamẦ

Với quan điểm trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường ĐHCL, để chủ động sử dụng kinh phắ hoạt động thường xuyên đúng mục

đắch, tiết kiệm và có hiệu quả, các trường ĐHCL thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chắnh có trách nhiệm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phắ tiết kiệm, có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý. Ngoài quy chế chi tiêu nội bộ, các trường ĐHCL còn sử dụng các công cụ khác để quản lý chi thường xuyên như: Văn bản pháp luật nhà nước (đối với những khoản chưa quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ); công cụ kế toán; kế hoạch; kiểm tra, thanh tra.

1.2.6.2. Quản lý chi không thường xuyên trong các trường Đại học công lập

Nội dung chi không thường xuyên gồm:

- Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

- Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

- Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;

- Chi thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch,

khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định;

- Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài;

- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

- Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định;

- Chi đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài;

- Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;

- Các khoản chi khác theo quy định (nếu có).

Quản lý chi không thường xuyên:

Các công cụ được sử dụng để quản lý chi không thường xuyên cơ bản giống quản lý chi thường xuyên. Tuy nhiên, chi không thường xuyên thường

được quản lý theo nội dung chi vì nhà nước đã ban hành một hệ thống định mức chi đối với các hoạt động không thường xuyên: Chế độ quản lý, sử dụng kinh phắ các chương trình mục tiêu quốc gia; chế độ sử dụng kinh phắ thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp trên có thẩm quyền giao; chế độ chắnh sách thực hiện tinh giản biên chế (nếu có), chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn NSNN; chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB, kinh phắ mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; riêng kinh phắ thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Ngành theo hướng dẫn của Bộ Tài chắnh - Bộ Khoa học và Công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học khoa học , đại học huế (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)