Kinh nghiệm của nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học khoa học , đại học huế (Trang 48 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

1.5.2. Kinh nghiệm của nước ngoài

Trong nghiên cứu của PGS, TS Phùng Xuân Nhạ về đổi mới cơ chế tài chắnh hướng tới nền giáo dục đại học tiên tiến, tự chủ được trình bày tại hội

thảo đổi mới giáo dục đại học tác giả đã hệ thống kinh nghiệm của một số nước liên quan tới công tác quản lý thu chi tài chắnh như sau [39, trang 111]:

Singapore:

Từ năm 2006, Singapore đã cho phép các trường đại học được tự chủ và khuyến khắch các trường tìm kiếm nguồn vốn khác, đặc biệt là từ doanh nghiệp. Tuy chắnh phủ vẫn cam kết là chủ thể cấp ngân sách chắnh cho giáo dục đại học, các trường được tự định mức học phắ và được trao quyền tự chủ hoàn toàn về nguồn nhân lực, kể cả ấn định mức lương.

Hồng Kông:

Hồng Kông cho các trường đại học tự chủ tài chắnh một phần. Các trường đại học có thể sở hữu, bán nhà cửa được hiến tặng hay tự đầu tư. Các trường đại học được vay vốn từ ngân hàng thương mại và thị trường tài chắnh. Tuy nhiên, các trường đại học chỉ được quyền ấn định mức học phắ cho các chương trình trường tự đầu tư.

Hàn Quốc:

Hàn Quốc lại có cơ chế khác. Các trường công chịu sự hạn chế trong lĩnh vực tài chắnh, một loạt cải cách diễn ra từ năm 2005 nhưng các cải cách này làm cho các trường công chịu áp lực hơn trong việc cân đối chi phắ. Ngược lại, các trường tư thục lại được mở rộng tự chủ về tài chắnh. Đến năm 2008, Hàn Quốc cũng đã thắ điểm về mở rộng tự chủ về tài chắnh cho các trường ĐH. Một số ĐH lớn như đại học Seoul được trao quyền nhiều hơn trong các quyết định tài chắnh.

Mỹ:

Mỹ phân bổ ngân sách theo các tiêu chuẩn định sẵn. Nhà trường có quyền quyết định phân bổ các nguồn tài chắnh một cách hợp lý và được quyền tự chủ về tài chắnh. Các nhà quản lý quận, huyện tiếp tục kiểm soát các chi phắ của Nhà trường như: nhà, cửa, lương của giảng viên, các khoản mua sắm ban đầuẦVì vậy, các chuyên gia quản lý tài chắnh cấp quận, huyện lại tiếp

tục giữ vai trò quan trọng đối với Nhà trường trong quá trình tự chủ về tài chắnh. Điều đó dẫn đến một số trường có thể thuê giảng viên ắt kinh nghiệm hoặc giảng viên làm việc thêm giờ để giảm giá thành phải trả cho đội ngũ, dẫn đến chất lượng và hiệu quả không cao.

Thái Lan, Indonexia, Mlaysia:

Chắnh phủ các nước thu nhập trung bình ở Đông Á như Thái Lan, Indonexia, Malaysia, trao quyền tự chủ tài chắnh cho một số trường đại học, dưới dạng phân bổ ngân sách công theo cơ chế tài trợ trọn gói, cho phép các trường đại học linh hoạt trong ấn định mức học phắ cho một số chương trình và trong một số trường hợp các trường còn được ấn định mức lương cơ bản của cán bộ. Nhưng vẫn bị hạn chế trong việc vay vốn thương mại và sở hữu tài sản.

Trung Quốc:

Việc cải cách quản lý cơ chế tài chắnh giáo dục đại học của Trung Quốc được thực hiện theo các hướng sau:

- Chuyển giao phần lớn các trường ĐH cho các Tỉnh, thành phố quản lý; - Cải cách thể chế đầu tư, xây dựng, phát triển các trường ngoài công lập; - Cải cách thể chế giáo dục, thực hiện xã hội hoá giáo dục đại học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học khoa học , đại học huế (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)