Quản lý nguồn thu trong các trường ĐHCL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học khoa học , đại học huế (Trang 30 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Quản lý nguồn thu trong các trường ĐHCL

1.2.5.1. Quản lý nguồn ngân sách Nhà nước cấp

Kinh phắ do ngân sách Nhà nước cấp gồm:

- Kinh phắ đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị chưa tự bảo đảm được toàn bộ chi phắ hoạt động được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

- Kinh phắ thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với các đơn vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ)

- Kinh phắ thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức. - Kinh phắ thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia.

- Kinh phắ thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khácẦ).

- Kinh phắ thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. - Kinh phắ thực hiện chắnh sách tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước (nếu có).

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phắ mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm.

- Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Quản lý nguồn thu từ ngân sách cấp

Phần NSNN dành cho giáo dục đại học được tập trung quản lý theo những mô hình khác nhau. Đối với những trường ĐHCL do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý, thì phần vốn NSNN dành cho các trường này do Bộ GD&ĐT trực tiếp quản lý. Đối với các trường do các bộ chuyên ngành quản lý thì nguồn vốn NSNN dành cho các trường này do Bộ chuyên ngành quản lý.

Tuy nhiên, đứng trên phương diện về quản lý hoạt động giáo dục đại học về quy mô, chất lượng, chương trình, chế độ bằng cấp th do Bộ GD&ĐT quản lý. Do đó, việc tổ chức lập dự toán NSNN cho hoạt động giáo dục đại học do Bộ GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo. Quá trình quản lý nguồn thu từ NSNN cấp gồm quản lý việc lập dự toán và quản lý việc phân bổ dự toán, cụ thể như sau:

Quá trình lập dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách cho lĩnh vực giáo dục đại học được thực hiện bởi Bộ GD&ĐT và các Bộ chuyên ngành. Tuy nhiên Bộ GD&ĐT vẫn có trách nhiệm chắnh. Trên cơ sở đó, việc quản lý ngân sách của giáo dục đại học do Bộ GD&ĐT trực tiếp và cơ chế phân cấp quản lý ngân sách cho các trường do Bộ quyết định sao cho vừa đảm bảo yêu cầu hoạt động của nhà trường, vừa đảm bảo được yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả giữ vững được kỷ cương, kỷ luật tài chắnh.

1.2.5.2. Quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp

a. Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp bao gồm:

Phần được để lại từ số thu học phắ, lệ phắ theo quy định của Pháp luật. Thu từ các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của từng trường như dịch vụ nội trú, dịch vụ y tế...

Thu từ hoạt động sự nghiệp khác như lãi tiền gửi ngân hàng.

b. Quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp

Quá trình quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp phải phù hợp với khả năng đóng góp của xã hội, đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch, bình đẳng, công bằng về mặt xã hội. Để đảm bảo yêu cầu này, nội dung của cơ chế quản lý thu từ hoạt động sự nghiệp phải được xem xét trên các khắa cạnh sau đây:

- Xem xét đến khắa cạnh thiết lập mức thu. Mức thu cho sự nghiệp GDĐH chịu sự chi phối bởi các nhân tố sau đây:

+ Mức thu nhập bình quân của xã hội nói chung, mức thu nhập của người hưởng thụ các dịch vụ GDĐH nói riêng.

+ Chi phắ cho việc cung cấp các dịch vụ GDĐH.

+ Những lợi ắch thực tế mang lại cho người thụ hưởng dịch vụ GDĐH. - Lựa chọn phương thức thu và lĩnh vực thu. Trong thực tế có nhiều phương thức và lĩnh vực thu hoạt động sự nghiệp cho GDĐH. Có thể thu qua phương thức thu học phắ, qua các khoản thu từ hoạt động NCKH, tư vấn, cung cấp dịch vụ... Tuy nhiên, căn cứ vào sự phân tắch giữa mặt ưu việt và mặt hạn chế của từng phương thức và lĩnh vực thu để xác định trọng tâm sử dụng phương thức và lĩnh vực thu.

Ưu điểm của phương thức thu học phắ của người học là gắn trách nhiệm của người học với quá trình đào tạo của nhà trường, phù hợp với nguyên lý người nào được hưởng lợi trực tiếp từ việc cung cấp dịch vụ đào tạo thì phải trả tiền. Hạn chế của phương thức này nguồn thu nhập của người học có hạn lại không đồng đều, để đảm bảo yêu cầu công bằng xã hội, tất yếu phải hình thành nhiều mức học phắ, căn cứ vào mức thu nhập của người học. Khó khăn khi quy định nhiều mức học phắ là việc điều tra nắm được mức thu nhập của người học trong điều kiện nền kinh tế tiền mặt.

Phương thức thu của GDĐH thông qua việc tập trung một phần thu nhập do hoạt động NCKH, tư vấn, cung cấp dịch vụ có ưu điểm là khuyến khắch thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, tư vấn - một loại hoạt động mang tầm của GDĐH. Tuy nhiên, để có nguồn tài chắnh từ hoạt động này cần phải đầu tư ban đầu.

Đối với các trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phắ, lệ phắ phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Trong trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng nhưng không vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định. Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm

cho các đối tượng chắnh sách - xã hội theo quy định của Nhà nước.

Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được cơ quan Nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền định giá, thì mức thu được xác định trên cơ sở dự toán chi phắ được cơ quan tài chắnh cùng cấp thẩm định chấp thuận.

Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, nhà trường được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phắ và có tắch luỹ.

1.2.5.3. Quản lý nguồn thu khác

Nguồn thu khác bao gồm thu từ viện trợ, nguồn thu từ các dự án khác, nguồn vốn vay của các tổ chức tắn dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Việc quản lý nguồn thu khác căn cứ vào thỏa thuận của Nhà trường và các chủ thể cung cấp viện trợ, liên kết... nhưng phải phù hợp với các quy định của Nhà nước đối với việc quản lý thu của các trường ĐHCL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học khoa học , đại học huế (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)