Bộ máy quản lý tài chắnh và năng lực quản lý tài chắnh của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học khoa học , đại học huế (Trang 45)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.4. Bộ máy quản lý tài chắnh và năng lực quản lý tài chắnh của

Con người vẫn là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý. Năng lực cán bộ là yếu tố quyết định trong quản lý nói chung và trong quản lý tài chắnh nói riêng.

Trình độ quản lý của lãnh đạo Nhà trường tác động rất lớn tới cơ chế quản lý tài chắnh tại trường. Hiệu trưởng là người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị phù hợp với đặc điểm và nhu cầu hoạt động của nhà trường; quyết định việc xây dựng dự toán thu-chi; một số định mức chi ngoài lương: thu nhập tăng them, phúc lợi lễ, tết và trắch lập quỹ của đơn vị trong khuôn khổ quy định của Nhà nước.

Đội ngũ cán bộ làm công tác tài chắnh kế toán cũng đòi hỏi phải có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác để đưa công tác quản lý tài chắnh của trường ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định về tài chắnh kế toán của nhà nước góp phần vào hiệu quả hoạt động chung của trường.

Thông qua cơ chế quản lý tài chắnh của Nhà nước cho các đơn vị hành chắnh sự nghiệp, các trường ĐHCL nói chung và các trường đại học dân lập nói riêng, thì mỗi trường phải xây dựng cho mình những cơ chế cho phù hợp với nguyên tắc đảm bảo các chế độ chắnh sách của Nhà nước. Tùy theo quy mô của mỗi trường sẽ điều chỉnh các quan hệ tài chắnh khác nhau như việc xác định các hình thức huy động nguồn tài chắnh, việc phân phối chênh lệch thu chi hằng nămẦvới các trường có quy mô lớn, nguồn vốn lớn thì dễ dàng trong việc đầu tư nâng cấp và sử dụng các trang thiết bị, nâng cao trình độ giáo viên, chất lượng sinh viên, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Tuy nhiên nếu quy mô lớn, bộ máy quản lý cồng kềnh thì việc quản lý sẽ kém linh hoạt và tốn kém. Ngược lại với những trường có quy mô nhỏ sẽ dễ dàng thắch ứng với những thay đổi về cơ chế, chắnh sách, tổ chức bộ máyẦ Nhưng lại khó có thể trang bị những trang thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ giáo viênẦDo đó khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy.

1.5. Kinh nghiệm của một số trƣờng ĐHCL trong việc quản lý tài chắnh nội bộ trong cơ chế tự chủ tài chắnh

1.5.1. Kinh nghiệm của một số trường Đại học Công lập trong nước

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

Từ năm 2002, ĐHQGHN đã thực hiện cơ chế tự chủ tài chắnh theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP. Năm 2006, ĐHQGHN đã giao quyền tự chủ tài chắnh cho các trường đại học và đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Ngoài ra, ĐHQGHN còn thực hiện cơ chế tài chắnh Nhà nước đặt hàng đối với các ngành khoa học cơ bản theo tinh thần Kết luận số

37-TB/TW ngày 26/05/2011. ĐHQGHN thực hiện cơ chế quản lý tài chắnh như sau [39, trang 112-114]:

- Quản lý ngân sách từng bước gắn với yêu cầu về sản phẩm đầu ra; + Ban hành các hướng dẫn lập kế hoạch, lập dự toán gắn với hoạt động và sản phẩm đầu ra làm cơ sở phân bổ dự toán theo các nhiệm vụ, chỉ tiêu của ĐHQGHN.

+ Từng bước xây dựng các chỉ số yêu cầu về sản phẩm đầu ra để đánh giá kết quả hoạt động và hiệu quả đầu tư nhằm nâng cao chất lượng.

- Phân bổ ngân sách theo nhiệm vụ và khối lượng công việc:

+ Thực hiện định biên, giao nhân lực và quỹ lương theo khối lượng công việc và nhiệm vụ thực tế đảm nhiệm của các trường đại học và đơn vị trực thuộc. Hiệu trưởng các trường đại học được quyền quyết định tuyển dụng, sử dụng biên chế trong phạm vi số nhân lực và quỹ lương được giao.

+ Phân bổ kinh phắ theo nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch đã đăng ký và được phê duyệt, kết quả thực hiện các nhiệm vụ và chỉ tiêu của đơn vị năm trước.

- Phân bổ số kinh phắ theo trọng số ngành đào tạo dựa trên đặc thù ngành, trong đó có hệ số ưu tiên đối với các ngành khoa học cơ bản có thực nghiệm.

- Thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho một số ngành, chuyên ngành sớm đạt trình độ quốc tế.

- Giao quyền tự chủ và tăng cường phân cấp cho các đơn vị trực thuộc về tổ chức, bộ máy, nhân sự và tài chắnh.

Từ cơ chế quản lý như trên cho phép trường khai thác sử dụng tốt các nguồn lực tập trung, các cơ sở vật chất dùng chung cho tất cả các đơn vị thành viên. Điều này giúp ĐHQGHN vừa khai thác được sức mạnh tối đa của toàn hệ thống, vừa nâng cao được hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng và khai thác nguồn nhân tài, vật lực.

Trường Đại học Ngoại thương

Từ năm 2005, trường ĐHNT đã được giao nhiệm vụ thắ điểm thực hiện tự chủ tài chắnh và thực hiện cắt giảm chi thường xuyên. Trong quá trình thực hiện nhà trường đã gặp phải một số khó khăn sau [15, trang 153]:

Nguồn thu giảm: Nguồn thu học phắ vẫn phải theo các định mức khung rất thấp (trước năm 2010 theo nghị định 70 và sau năm 2010 theo nghị định 49) trong khi nguồn NSNN lại bị cắt giảm nên nguồn thu của trường giảm.

Không tăng được thu nhập cho cán bộ, giảng viên.

Không có tắch lũy để cải thiện CSVC và đầu tư phát triển.

Gặp khó khăn trong việc thực hiện chế độ ưu đãi của Nhà nước như chắnh sách học bổng khuyến khắch học tập cho sinh viên, chế độ ưu đãi đối với giảng viên.

Kinh nghiệm của trường Đại học Ngoại thương trong việc tăng nguồn thu và tiết kiệm chi phắ:

Xây dựng và triển khai các chương trình chất lượng cao với mức học phắ cao hơn giảng dạy bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

Phát triển chương trình liên kết với nước ngoài bậc cử nhân và bậc Thạc sỹ.

Thu hút sinh viên quốc tế theo học.

Huy động tài trợ từ doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế.

Tắch cực nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, tổ chức sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, hợp lý hóa quy trình giảng dạy và làm việc.

Tắnh toán, xây dựng lại định mức chi tiêu trong quy chế chi tiêu nội bộ.

1.5.2. Kinh nghiệm của nước ngoài

Trong nghiên cứu của PGS, TS Phùng Xuân Nhạ về đổi mới cơ chế tài chắnh hướng tới nền giáo dục đại học tiên tiến, tự chủ được trình bày tại hội

thảo đổi mới giáo dục đại học tác giả đã hệ thống kinh nghiệm của một số nước liên quan tới công tác quản lý thu chi tài chắnh như sau [39, trang 111]:

Singapore:

Từ năm 2006, Singapore đã cho phép các trường đại học được tự chủ và khuyến khắch các trường tìm kiếm nguồn vốn khác, đặc biệt là từ doanh nghiệp. Tuy chắnh phủ vẫn cam kết là chủ thể cấp ngân sách chắnh cho giáo dục đại học, các trường được tự định mức học phắ và được trao quyền tự chủ hoàn toàn về nguồn nhân lực, kể cả ấn định mức lương.

Hồng Kông:

Hồng Kông cho các trường đại học tự chủ tài chắnh một phần. Các trường đại học có thể sở hữu, bán nhà cửa được hiến tặng hay tự đầu tư. Các trường đại học được vay vốn từ ngân hàng thương mại và thị trường tài chắnh. Tuy nhiên, các trường đại học chỉ được quyền ấn định mức học phắ cho các chương trình trường tự đầu tư.

Hàn Quốc:

Hàn Quốc lại có cơ chế khác. Các trường công chịu sự hạn chế trong lĩnh vực tài chắnh, một loạt cải cách diễn ra từ năm 2005 nhưng các cải cách này làm cho các trường công chịu áp lực hơn trong việc cân đối chi phắ. Ngược lại, các trường tư thục lại được mở rộng tự chủ về tài chắnh. Đến năm 2008, Hàn Quốc cũng đã thắ điểm về mở rộng tự chủ về tài chắnh cho các trường ĐH. Một số ĐH lớn như đại học Seoul được trao quyền nhiều hơn trong các quyết định tài chắnh.

Mỹ:

Mỹ phân bổ ngân sách theo các tiêu chuẩn định sẵn. Nhà trường có quyền quyết định phân bổ các nguồn tài chắnh một cách hợp lý và được quyền tự chủ về tài chắnh. Các nhà quản lý quận, huyện tiếp tục kiểm soát các chi phắ của Nhà trường như: nhà, cửa, lương của giảng viên, các khoản mua sắm ban đầuẦVì vậy, các chuyên gia quản lý tài chắnh cấp quận, huyện lại tiếp

tục giữ vai trò quan trọng đối với Nhà trường trong quá trình tự chủ về tài chắnh. Điều đó dẫn đến một số trường có thể thuê giảng viên ắt kinh nghiệm hoặc giảng viên làm việc thêm giờ để giảm giá thành phải trả cho đội ngũ, dẫn đến chất lượng và hiệu quả không cao.

Thái Lan, Indonexia, Mlaysia:

Chắnh phủ các nước thu nhập trung bình ở Đông Á như Thái Lan, Indonexia, Malaysia, trao quyền tự chủ tài chắnh cho một số trường đại học, dưới dạng phân bổ ngân sách công theo cơ chế tài trợ trọn gói, cho phép các trường đại học linh hoạt trong ấn định mức học phắ cho một số chương trình và trong một số trường hợp các trường còn được ấn định mức lương cơ bản của cán bộ. Nhưng vẫn bị hạn chế trong việc vay vốn thương mại và sở hữu tài sản.

Trung Quốc:

Việc cải cách quản lý cơ chế tài chắnh giáo dục đại học của Trung Quốc được thực hiện theo các hướng sau:

- Chuyển giao phần lớn các trường ĐH cho các Tỉnh, thành phố quản lý; - Cải cách thể chế đầu tư, xây dựng, phát triển các trường ngoài công lập; - Cải cách thể chế giáo dục, thực hiện xã hội hoá giáo dục đại học.

1.5.3. Bài học kinh nghiệm

Từ những thực tế về quản lý thu, chi của các đại học trong và ngoài nước đã được trình bày ở trên, chúng ta có thể rút ra các bài học sau:

Các nước có xu hướng ngày tăng cường quyền tự chủ tài chắnh cho các trường đại học công lập.

Việc tăng cường quyền tự chủ tài chắnh không diễn ra đồng nhất, mà trước hết hướng vào các trường đại học lớn, có uy tắn, có năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Trao quyền tự chủ tài chắnh cho các trường không có nghĩa là ngân sách nhà nước chấm dứt cấp phát kinh phắ hoạt động. Ngoài ra Nhà nước vẫn

đảm nhiệm vai trò đầu tư cơ sở vật chất, giao các trường quản lý, sử dụng. Khi trao quyền tự chủ tài chắnh, các trường có xu hướng được tự xác định mức học phắ, hoặc được phép định mức học phắ cao hơn mức học phắ chuẩn hàng năm.

Đi kèm với tự chủ tài chắnh, một số nước cho phép các trường tự chủ về chỉ tiêu cán bộ và mức lương.

Không có nước nào cho phép tự chủ hoàn toàn tất cả mọi mặt.

Đi kèm với việc giao quyền tự chủ là việc tăng cường trách nhiệm giải trình của các trường, tăng cường giám sát của Nhà nước và cộng đồng với các trường qua các tiêu chắ cụ thể và minh bạch.

Tóm tắt chƣơng 1

Trong chương 1- Cơ sở khoa học về quản lý tài chắnh trong các trường ĐHCL, tác giả đã trình bày cơ sở khoa học về công tác quản lý tài chắnh tại trường đại học công lập làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu của mình, cụ thể như sau:

Thứ nhất, tác giả trình bày tổng quan về trường đại học công lập bao gồm: (i) trình bày các khái niệm về trường ĐHCL của các tác giả khác nhau từ đó phân tắch và khẳng định bản chất về trường ĐHCL; (ii) trình bày nhiệm vụ và quyền hạn của các trường ĐHCL; (iii) trình bày việc phân loại trường ĐHCL theo các tiêu thức phân loại khác nhau.

Thứ hai, tác giả hệ thống hóa lý luận về quản lý thu chi tài chắnh trong các trường ĐHCL bao gồm: (i) trình bày khái niệm, đặc điểm, yêu cầu và nguyên tắc quản lý thu chi tài chắnh trong các trường ĐHCL; (ii) trình bày mô hình và tổ chức bộ máy quản lý thu chi tài chắnh; (iii) trình bày 5 công cụ chủ yếu trong quản lý thu chi tài chắnh.

Thứ ba, tác giả đã trình bày khái niệm, lộ trình, phân loại và nội dung tự chủ tài chắnh theo NĐ 16/2015/NĐ-CP.

Thứ tư, tác giả đã trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chắnh tại trường ĐHCL bao gồm: (i)Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa; (ii) Sự phát triển của Khoa học, công nghệ; (iii) Chắnh sách của Đảng và Nhà nước (iiii) Bộ máy quản lý tài chắnh và năng lực quản lý tài chắnh của nhà trường

Thứ năm, tác giả đã trình bày kinh nghiệm quản lý tài chắnh của một trường ĐHCL trong nước và nước ngoài từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để quản lý tài chắnh trong các trường ĐHCL

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC HUẾ

2.1. Giới thiệu về trƣờng Đại học Khoa học, ĐHH

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế (gọi tắt là trường Đại học Khoa học Huế), tiền thân là trường Đại học Tổng hợp Huế, được thành lập theo Quyết định số 426/TTg ngày 27-10-1976 của Thủ tướng chắnh phủ trên cơ sở sát nhập Đại học Khoa học và Đại học Văn khoa của Viện Đại học Huế trước đây (Viện Đại học Huế thành lập năm 1957). Năm 1994, theo Nghị định số 30/CP của Chắnh phủ về việc thành lập Đại học Huế, trường Đại học Tổng hợp trở thành trường thành viên của Đại học Huế và được đổi tên thành trường Đại học Khoa học Huế.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức của trường ĐHKH, ĐHH được thể hiện trên sơ đồ 2.1 trang 43.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của trƣờng ĐHKH, ĐHH

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ

Trường ĐHKH, ĐHH có các chức năng và nhiệm vụ sau:

- Đào tạo đại học, dưới đại học và sau đại học nhằm tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chắnh trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo: trình độ sau đại học, đại học, dưới đại

học và chuyên Trung học phổ thông thuộc lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội-nhân văn và kỹ thuật-công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên cả ba lĩnh vực : khoa học tự nhiên, kỹ thuật-công nghệ và khoa học xã hội- nhân văn góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, trực tiếp là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất. Thực hiện hợp đồng nghiên cứu và ứng dụng với các cơ sở sản xuất và địa phương trong khu vực.

- Thực hiện các quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế và quốc gia, các Trường đại học, Viện nghiên cứu nước ngoài dưới các hình thức trao đổi thông tin-tư liệu, trao đổi cán bộ và sinh viên, hỗ trợ trang thiết bị và tài chắnh cho các dự án đào tạo và hợp tác nghiên cứu khoa học. Triển khai và thực hiện các dự án tài trợ trong và ngoài nước trên lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Hợp tác và hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học đối với các trường đại học khác trong khu vực.

- Tổ chức các hoạt động chắnh trị- văn hóa- khoa học- xã hội nhằm góp phần xây dựng xã hội trên địa bàn theo sự chỉ đạo của các cấp trên có thẩm quyền.

- Quản lý, sử dụng có hiệu quả, đúng pháp luật các công sản được giao chủ quản và sử dụng.

2.1.4. Ngành nghề và quy mô đào tạo

Trường ĐHKH, ĐHH đang đào tạo 17 chuyên ngành tiến sĩ, 24 chuyên

ngành thạc sĩ, 24 chuyên ngành Cử nhân, 02 chuyên ngành đào tạo THCN và đào tạo THPT khối chuyên Toán, Văn, Hoá, Sinh. Tổng số học viên, sinh viên, học sinh của Trường hiện nay gần 10 ngàn; tuyển sinh hàng năm hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học khoa học , đại học huế (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)