Kết quả hoạt động của Trung tâmtin học – Văn phòng Quốc hội, nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức tại trung tâm tin học, văn phòng quốc hội, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 43 - 50)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Kết quả hoạt động của Trung tâmtin học – Văn phòng Quốc hội, nước

hội, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Về kết quả hoạt động của trung tâm tin học trong giai đoạn 2010 – 2015:

- Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, nâng cao năng lực xử lý thông tin, mở rộng diện kết nối mạng và nâng cao tốc độ truyền thông tin trên

mạng của Quốc hội Lào.

Hoàn thành các kế hoạch mua sắm trang thiết bị công nghệ thông tin được phê duyệt trong các dự án hạ tầng thông tin như các dự án “Tin học hoá hoạt động các cơ quan của Quốc hội” và các dự án “Nâng cấp, mở rộng hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, triển khai các ứng dụng và phần mềm dùng chung” do các cơ quan của Quốc hội Lào làm chủ đầu tư.

Các cơ quan của Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào bao gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội (đảm nhiệm công việc của Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp) và Ủy ban của Quốc hội (ủy ban pháp luật; ủy ban kế hoạch – tài chính; ủy ban văn hóa – xã hội; ủy ban dân tộc; ủy ban quốc phòng – an ninh; ủy ban đối ngoại) đều đã hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật các mạng nội bộ (mạng LAN).

Tỷ lệ bình quân máy tính cá nhân (bao gồm cả máy tính để bàn và máy tính xách tay) trên đầu người ở khối các cơ quan Trung ương là 1,3 máy tính/người, ở các cơ quan địa phương là 01 máy tính/người. Như vậy, việc trang bị máy tính cá nhân cho các cơ quan của Quốc hội đã đạt được mục tiêu của Đề án tin học hóa khối cơ quan Quốc hội là: hầu hết cán bộ, chuyên viên, nhân viên nghiệp vụ có liên quan tới xử lý thông tin trong các cơ quan của Quốc hội đều có máy tính và sử dụng máy tính, mạng máy tính để làm việc với các hệ thống thông tin điện tử theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Thực hiện mục tiêu nâng cấp đường truyền của mạng thông tin của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội Lào đã sử dụng hạ tầng truyền dẫn băng thông rộng (dịch vụ MegaWAN) của Tổng công ty dịch vụ viễn thông Viêng Chăn trên hầu khắp mạng thông tin điện tử của Quốc hội. Hoạt động này đã đạt mục

tiêu của đề án tin học hóa khối cơ quan của Quốc hội: hạ tầng truyền dẫn MegaWAN đã kết nối các cơ quan của Quốc hội; kết nối từng bộ phận ủy ban của Quốc hội: ủy ban pháp luật, ủy ban kinh tế, ủy ban kế hoạch - tài chính , ủy ban văn hóa – xã hội; ủy ban quốc phòng – an ninh, ủy ban đối ngoại…

Mỗi phòng, ban trong các cơ quan của Quốc hội đều đã được trang bị máy quét văn bản để có thể chuyển văn bản giấy sang dạng văn bản điện tử phục vụ cho việc trao đổi, chuyển xử lý và lưu giữ thông tin trong mạng máy tính; được trang bị máy chiếu để kết hợp với máy tính phục vụ việc trình chiếu thông tin báo cáo trong các cuộc họp và hội nghị của đơn vị.

- Nâng cao khả năng bảo đảm an toàn, an ninh cho hệ thống mạng thông tin của Quốc hội.

Bằng kinh phí của đề án tin học hóa khối cơ quan Quốc hội, các phòng, ban trong mỗi cơ quan của Quốc hội đã trang bị thêm nhiều thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên mạng của Quốc hội. Tỷ lệ máy chủ ở các cơ quan của Quốc hội được bảo vệ bởi hệ thống chống các xung sét lan truyền đạt 70%. Các phần mềm và cơ sở dữ liệu của các cơ quan Quốc hội được bảo vệ bằng thiết bị tường lửa mềm để ngăn chặn truy cập thông tin trái phép đạt 84%.

Một trong các định hướng của đề án tin học hóa khối cơ quan Quốc hội, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là tổ chức kết nối mạng thông tin diện rộng của Quốc hội với mạng Internet thông qua các giải pháp kỹ thuật. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đề án tin học hóa khối cơ quan của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Bộ Công an Lào đã ban hành chỉ thị mới về bảo vệ thông tin mật. Chấp hành chỉ chị trên, Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin của các cơ quan Quốc hội Lào đã có hướng dẫn cụ thể cho từng đơn vị thành viên định hướng lại phương thức kết nối mạng thông tin diện rộng của Quốc hội với Internet. Theo đó, mạng thông tin diện rộng của Quốc hội được hiểu là bao gồm hai hệ thống mạng tách biệt: hệ thống mạng nội bộ và hệ thống mạng kết nối Internet. Hệ thống mạng nội bộ gọi là “mạng trong”, tách biệt với Internet. Còn hệ thống mạng kết nối

Internet gọi là “mạng ngoài”, liên kết các máy tính trong từng bộ phận của Quốc hội kết nối với Internet thông qua mạng truyền số liệu chuyên dùng do Bưu điện Trung ương của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào quản lý.

Tỷ lệ máy tính cá nhân kết nối vào “mạng trong” của Quốc hội ở các cơ quan ủy ban thường vụ Quốc hội và ủy ban của Quốc hội đạt 63%, ở các đơn vị khác đạt 66%.

Nhiều đơn vị trong các cơ quan của Quốc hội đã chủ động đầu tư trang bị và cài đặt phần mềm có bản quyền chống vi-rút cho hệ thống máy tính để bảo đảm an toàn thông tin.

Trung tâm tin học cũng đã hoàn thành phần mềm bảo mật thông tin kết hợp với bộ khóa nghiệp vụ chứng thực điện tử là sản phẩm của dự án: tiếp tục xây dựng và triển khai hệ thống chứng thực điện tử và bảo mật thông tin áp dụng cho các cơ quan của Quốc hội do Ban Cơ yếu Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào làm chủ đầu tư. Sản phẩm của dự án đã được thử nghiệm tại một ủy ban của Quốc hội. Văn phòng Quốc hội Lào đang phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ Lào soạn thảo Quy chế sử dụng chứng thư số trong hệ thống các cơ quan của Quốc hội để trình chủ tịch Quốc hội phê duyệt trước khi cho triển khai diện rộng các sản phẩm của dự án này.

Dự án “Đào tạo cán bộ lãnh đạo về quản lý các hệ thống thông tin và chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan của Quốc hội” do Ban Tổ chức Trung ương, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào làm chủ đầu tư đã phối hợp với Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin của các cơ quan Quốc hội tổ chức sáu cuộc hội thảo và tập huấn cho các cán bộ lãnh đạo các Ban chỉ đạo công nghệ thông tin và Ban quản lý dự án công nghệ thông tin của các cơ quan trong toàn hệ thống Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về nhận thức, kinh nghiệm chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý các dự án công nghệ thông tin trong Đề án tin học hóa khối cơ quan của Quốc hội.

thông tin của các cơ quan Quốc hội đã được củng cố theo hướng bảo đảm có trình độ đại học các chuyên ngành về công nghệ thông tin. Thực hiện Hướng dẫn số 08-HD/BTCTW ngày 12-6-2012 của Ban Tổ chức Trung ương, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, các đơn vị trực thuộc từng bộ phận của Quốc hội đã quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin. Đến nay, 87% đơn vị bộ phận của Quốc hội Lào đã có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin.

Dự án “Đào tạo cán bộ quản trị mạng phục vụ cho việc quản lý và triển khai các hệ thống thông tin điện tử của Quốc hội” do Văn phòng Quốc hội Lào làm chủ đầu tư đã thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ quản trị mạng của các cơ quan Quốc hội để thích ứng với các bước phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin cũng như việc triển khai các phần mềm mới trong hệ thống các cơ quan của Quốc hội. Trong khuôn khổ Đề án tin học hóa khối cơ quan Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã mở 12 lớp tập huấn cho hơn 60 lượt cán bộ quản trị mạng của các đầu mối trực thuộc các cơ quan của Quốc Hội.

Đội ngũ các cán bộ, công chức chuyên trách về công nghệ thông tin của các cơ quan Quốc hội, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tiếp tục tập huấn cho các cán bộ và nhân viên nghiệp vụ của cơ quan để củng cố và nâng cao kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác. Trong khuôn khổ Đề án tin học hóa khối cơ quan Quốc hội, bình quân cứ 3 cán bộ của các cơ quan Quốc hội thì 1 người được tham dự tập huấn về công nghệ thông tin. Việc đào tạo tin học cơ bản cho cán bộ thuộc từng phòng, ban trong các cơ quan của Quốc hội được tổ chức ngay tại mỗi đơn vị, và thường phải tổ chức đào tạo lại vì nhân sự làm hợp đồng trong một số phòng, ban đặc thù của Quốc hội có sự thay đổi.

Một số cơ quan của Quốc hội đã xây dựng phòng đào tạo công nghệ thông tin có trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết cho công tác đào tạo, tập huấn về công nghệ thông tin, đã tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng học

viên sau mỗi khoá học để cấp giấy chứng nhận, đưa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác nghiệp vụ vào nội dung thi đua và tiêu chuẩn cán bộ, công chức. Một số ủy ban Quốc hội đã tổ chức các hội thi tác nghiệp trên mạng máy tính giữa các đơn vị, đưa hoạt động này trở thành hoạt động thường xuyên trong chương trình công tác hàng năm của mỗi cơ quan, đơn vị. Tỷ lệ cán bộ, công chức, chuyên viên, nhân viên nghiệp vụ trong các cơ quan của Quốc hội đã biết sử dụng máy tính và thư điện tử trong mạng máy tính của Quốc hội để làm việc là trên 80%, cơ bản đạt mục tiêu của Đề án tin học hóa khối cơ quan Quốc hội, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

-Tăng cường kho dữ liệu lưu trữ trong hệ thống mạng của Quốc hội, cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo và nghiệp vụ công tác của Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Các cơ quan của Quốc hội đã chú trọng cải tiến chất lượng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ lãnh đạo theo kịp yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Các cơ quan của Quốc hội cũng đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng các cơ sở dữ liệu về toàn văn các luật đã ban hành và cơ sở dữ liệu mục lục hồ sơ lưu trữ các dự thảo luật của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Các cơ sở dữ liệu này hiện đang được lưu giữ tại trung tâm mạng máy tính của từng cơ quan để khai thác, sử dụng phục vụ hoạt động của cơ quan.

Việc số hoá toàn văn các luật cũng như các văn bản do các cơ quan của Quốc hội phát hành được đẩy mạnh. Tỷ lệ trung bình số bản ghi công văn đi có đính kèm văn bản điện tử toàn văn trong các cơ sở dữ liệu công văn đi ở các cơ quan của Quốc hội là 83%.

Cơ sở dữ liệu đại biểu quốc hội đã tập hợp được hồ sơ của khoảng 322 người, chiếm 97% tổng số đại biểu trong toàn Quốc hội, trong đó, số lượng hồ sơ đã nhập đủ thông tin của cả bốn trang trong phiếu đại biểu quốc hội đạt 82%. Cơ sở dữ liệu đại biểu quốc hội đã phục vụ công tác nghiệp vụ tổ chức cán bộ như phong tặng các danh hiệu của Quốc hội, tra cứu thông tin cá nhân

của đại biểu quốc hội, tổng hợp các biểu mẫu thông kê cơ bản về các đơn vị Quốc hội và đại biểu quốc hội theo định kỳ và đột xuất.

Cơ sở dữ liệu Hồ sơ kiểm tra tư cách đại biểu quốc hội đã lưu trữ được khoảng 10.000 văn bản liên quan đến kiểm tra vụ việc và đơn thư tố cáo tại các cơ quan của Quốc hội cũng như tại các địa phương mà đại biểu quốc hội được bầu.

Các cơ sở dữ liệu đại biểu quốc hội và hồ sơ kiểm tra tư cách đại biểu quốc hội đã hỗ trợ cho công tác hồ sơ nhân sự đại biểu dự họp Quốc hội và ứng cử, đề cử vào hội đồng nhân dân các cấp ở từng địa phương trên toàn nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Ngoài các cơ sở dữ liệu có chỉ đạo thống nhất xây dựng trong toàn khối cơ quan của Quốc hội, bộ phận chuyên trách công nghệ thông tin của một số cơ quan của Quốc hội đã chủ động xây dựng các cơ sở dữ liệu riêng để hỗ trợ cho công tác nghiệp vụ của đơn vị mình.

- Tăng cường công tác xử lý thông tin trong mạng nội bộ để giảm bớt văn bản giấy, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo và lề lối làm việc

Hầu hết các cơ quan của Quốc hội Lào đã sử dụng thống nhất Hệ điều hành tác nghiệp để quản lý công văn đi và đến. Có 77% đơn vị trực thuộc các bộ phận của Quốc hội đã thực hiện việc chuyển xử lý công văn trong mạng nội bộ, giảm đáng kể việc in ấn hoặc sao chụp văn bản giấy.

Văn phòng Quốc hội, từng tổ đại biểu quốc hội thuộc các nhóm vấn đề của ủy ban Quốc hội đã sử dụng hệ thống truyền hình hội nghị trực tuyến để tổ chức các hội nghị từ xa với các nhóm đại biểu có liên quan, giảm bớt các cuộc họp tập trung, giảm chi phí cho hội họp.

Một số đơn vị trong các cơ quan bộ phận của Quốc hội đã xây dựng quy trình ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ các cuộc họp bàn, tiến hành gửi trước văn bản điện tử của các tài liệu sử dụng trong cuộc họp tới các thành viên sẽ tham dự cuộc họp, nhằm rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng các cuộc họp của lãnh đạo.

- Xây dựng các phần mềm ứng dụng cho các cơ quan của Quốc hội

Phần mềm hệ điều hành tác nghiệp trên nền Lotus Notes 8.5 là sản phẩm của Dự án “Nâng cấp phần mềm hệ thông tin điều hành tác nghiệp trên Lotus Notes 4.6 sang Lotus Notes 8” do Văn phòng Quốc hội làm chủ đầu tư đã hoàn thành, cho phép chuyển đổi dữ liệu tiếng Lào đang được lưu giữ trong Hệ điều hành tác nghiệp trên nền Lotus Notes 4.6 sang phông chữ UNICODE để phù hợp với quy định hiện hành. Văn phòng Quốc hội đã tổ chức tập huấn và hướng dẫn các cơ quan của Quốc hội xây dựng kế hoạch triển khai cài đặt, sử dụng sản phẩm này trong toàn hệ thống các cơ quan của Quốc hội.

Ban Tổ chức Trung ương và Ban Dân vận Trung ương, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã dự kiến kế hoạch tập huấn và chuyển giao cho các cơ quan của Quốc hội những phần mềm của dự án: “Xây dựng hệ thống thông tin chuyên ngành hoạt động của Quốc hội” do Ban Tổ chức Trung ương làm chủ đầu tư và phần mềm của Dự án “Xây dựng hệ thống thông tin chuyên ngành về công tác bầu cử đại biểu quốc hội” do Ban Dân vận Trung ương làm chủ đầu tư.

Phần mềm Quản lý sức khoẻ đại biểu quốc hội là sản phẩm của dự án “Nâng cấp, mở rộng hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, triển khai các ứng dụng và phần mềm dùng chung của Ban Chăm sóc và Bảo vệ sức khoẻ Trung ương” đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng trong thực tế.

Phần mềm Quản lý đoàn ra, đoàn vào và nhân sự đi công tác nước ngoài thuộc diện Bộ Chính trị, Quốc hội quản lý do Ban Đối ngoại Trung ương của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào xây dựng đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng thực tế.

Phần mềm Hệ thông tin tổng hợp hỗ trợ ra quyết định là sản phẩm của Dự án “Xây dựng hệ thống thông tin tổng hợp hỗ trợ ra quyết định phục vụ sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức tại trung tâm tin học, văn phòng quốc hội, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)