Sự cần thiết phải tạo động lực làm việc cho công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức tại trung tâm tin học, văn phòng quốc hội, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 25 - 27)

6. Kết cấu của luận văn

1.1. Động lực làm việccủa công chức

1.1.4. Sự cần thiết phải tạo động lực làm việc cho công chức

Một thực tế cho thấy rằng phần lớn các cơ quan, tổ chứccông chưa có một sự quan tâm thích đáng đối với các hoạt động tạo động lực cho nhân viên. Các hoạt động này mới chỉ phần lớn xuất hiện tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, và mới chỉ tập trung ở các cán bộ đầu não, còn bộ phận nhân viên thì lại chưa được quan tâm thỏa đáng nên xuất hiện những tư tưởng về sự phân biệt đối xử và sự nản lòng ở các nhân viên. Ví dụ như: họ có cố gắng nữa thì cũng không có tác dụng gì, những công việc họ làm sẽ không có nhiều ý nghĩa đối với cấp trên. Đồng thời các hoạt động tạo động lực khi được đưa ra lại được thực hiện một cách hết sức ngẫu hứng, thay đổi nhanh chóng khiến nhân viên khó có thể trông cậy một cách tin tưởng vào nó và các nhà quản lý lại thường đổ lỗi vào công việc với một câu nói quen thuộc “Do năm nay/giai đoạn này ngân sách cơ quan đang gặp khó khăn”.

Sự cần thiết của tạo động lực cho người công chức trong các cơ quan, tổ chức côngđược xét trên cả ba khía cạnh: bản thân người công chức;cơ

quan/tổ chức công và cả xã hội đều vô cùng quan trọng.

Xét về người công chức: đó là việc tăng thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống, bù đắp các hao phí lao động mà người đó đã bỏ ra. Người công chức sẽ có những hành vi tích cực trong việc hoàn thiện mình thông qua công việc, tạo cơ hội thuận lợi cho các cá nhân tham gia vào các hoạt động xã hội.

Xét về cơ quan, tổ chức công: hoạt động của cơ quan, tổ chức công muốn thành công cần có đội ngũ nhân viên giỏi. Tuy nhiên, nhân viên giỏi không có nghĩa là họ sẽ làm việc tốt. Từng cá nhân tốt không có nghĩa chắc chắn hoạt động của tổ chức công sẽ tốt. Tạo động lực trong lao động tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức công trong việc khai thác tốt nguồn lực sẵn có của mình, không ngừng nâng cao năng suất lao động, phát triển cơ sở vật chất, cơ sở kỹ thuật. Bên cạnh đó, tạo động lực cao là cơ sở để xây dựng và phát triển văn hoá của tổ chức, là yếu tố đoàn kết, gắn bó mọi người với nhau, có ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chung. Điều này có ý nghĩa lớn lao, tạo nên sức mạnh tập thể cho cả đơn vị.

Trong cơ quan, tổ chức, động lực để các nhân viên làm việc tốt, cống hiến hết mình cho cơ quan, gắn bó với cơ quan là một yếu tố quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của đơn vị đó. Không một cơ quan, tổ chức nào có thể phát triển mà không có sự đóng góp công sức, trí tuệ của những con người tâm huyết. Và cũng không có một cơ quan, tổ chức nào có thể tồn tại với đội ngũ nhân viên hoàn toàn không có hứng thú với công việc, hoặc lười biếng, hoặc không muốn làm việc, không muốn cống hiến. Chính vì vậy, dù ít hay nhiều, trong cơ quan, tổ chức cũng phải có các hoạt động tạo động lực làm việc cho người lao động. Đây là nhiệm vụ của các nhà quản lý.

Xét về mặt xã hội: khi động lực được tạo cho người lao động làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên, từ đó nền kinh tế xã hội sẽ tăng trưởng theo. Đồng thời con người khi đó sẽ yêu thích lao động, cảm thấy vui khi

được lao động. Nhờ đó xã hội ngày càng phát triển văn minh hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức tại trung tâm tin học, văn phòng quốc hội, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)