quản lý công chức thuế
Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý và sử dụng cán bộ cho các phòng, Chi cục Thuế theo hướng giao quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm cho Trưởng phòng, Chi cục Trưởng để điều hành công việc một cách linh hoạt, giải quyết nhanh chóng và thuận lợi. Kiến nghị Tổng cục Thuế cần tăng cường thẩm quyền, trách nhiệm cho Chi cục Trưởng Chi cục Thuế đảm bảo đồng bộ giữa quản lý theo chức danh với quản lý ngạch công chức và thẩm quyền quản lý công chức đồng bộ với thẩm quyền quản lý về tài chính, xây dựng cơ bản…Những vấn đề liên quan như nâng bậc lương, chuyển xếp ngạch; bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động luân phiên, kỷ luật, quyết định hưu trí và giải quyết hưu trí, quy hoạch quản lý hồ sơ công chức, nhận xét, đánh giá công chức của cấp nào đã được phân cấp quản lý thì cấp đó có thẩm quyền giải quyết. Người đứng đầu cơ quan Cục Thuế, Chi cục Thuế chủ động xây dựng Quy chế quản lý nội bộ phù hợp với mô hình quản lý, từng cấp quản lý, đảm bảo phân cấp mạnh mẽ, hợp lý từ Cục Thuế đến Chi cục Thuế trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan thuế từng cấp.
Tham mưu đề xuất với Tổng cục Thuế xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thuế theo mô hình quản lý thuế kết hợp hợp lý giữa quản lý thuế theo chức năng với quản lý thuế theo đối tượng, cụ thể: Tổ chức bộ máy cơ quan thuế
theo chức năng, trong các đơn vị quản lý theo chức năng có tổ chức bộ phận chuyên trách quản lý theo các nhóm đối tượng. Sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế đảm bảo tinh gọn, thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý thuế, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, nhằm tập trung nguồn lực để phát huy hiệu lực, hiệu quả gắn với định hướng đổi mới công tác ủy nhiệm thu. Đổi mới chế độ ủy nhiệm vụ thuế gắn với việc tổ chức, sắp xếp lại các đội thuế xã, phường, đội thuế liên xã, phường để công tác thuế có hiệu quả hơn theo định hướng: đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, địa bàn rộng, kinh tế xã hội còn chưa phát triển thì cơ quan thuế thực hiện ủy nhiệm thu một số khoản thuế và thu ngân sách nhà nước khác cho Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển đã có hệ thống các điểm thu của Kho bạc, Ngân hàng thương mại thuận lợi cho người nộp thuế thì không thực hiện ủy nhiệm thu.
Tiểu kết chương 3
Để góp phần nâng cao hoạt động sử dụng công ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế, sau khi làm rõ những vấn đề cơ bản về yêu cầu khách quan, Chương 3 của Luận văn đi sâu phân tích các quan điểm cụ thể của quá trình thực hiện việc sử dụng công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay. Từ những vấn đề cơ bản về sử dụng công chức ngành thuế đã được học viên nêu rõ ở Chương 1 và thực trạng sử dụng công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế được đánh giá khách quan ở Chương 2, luận văn đã đề ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hoạt động sử dụng công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là các nhóm giải pháp cơ bản, trong đó có những giải pháp trước mắt, có những giải pháp lâu dài. Tất cả các giải pháp nêu trên liên quan chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau và đòi hỏi phải thực hiện với tinh thần tích cực, kiên quyết. Những giải pháp và kiến nghị mà tác giả luận văn đưa ra được dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý, sử dụng công chức ở ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế. Để hệ thống các giải pháp nêu trên được cụ thể hóa vào trong cuộc sống nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công chức công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải thực hiện thống nhất và đồng bộ. Đồng thời, cần có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự nỗ lực của công chức ngành thuế và sự tham gia tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành có trách nhiệm liên quan.
KẾT LUẬN
Sử dụng công chức là cách thức, biện pháp bố trí, sắp xếp công chức vào các vị trí khác nhau trong bộ máy nhà nước dựa trên năng lực thực tế, chuyên môn, nghiệp vụ của từng cá nhân. Điều đó có nghĩa là nếu sử dụng hiệu quả đội ngũ công chức chính là tạo điều kiện để giúp công chức phát huy hết năng lực, khả năng sáng tạo, cống hiến tài năng và trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong sử dụng công chức, nhưng trước những đòi hỏi của tình hình thực tế, những cố gắng đó chưa đủ để tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ về chất của công tác cán bộ. Điều này được thể hiện rõ nét ở ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế.
Qua nghiên cứu đề tài “Sử dụng đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế”, luận văn đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra và có những đóng góp nhất định trong việc sử dụng công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay. Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế; phân tích thực trạng, đánh giá hoạt động sử dụng công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế ; từ đó đưa ra một hệ thống các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hoạt động sử dụng công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Trong khuôn khổ một luận văn cao học, với kiến thức và kinh nghiệm nhất định, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi thiếu sót, khuyết điểm, tác giả rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý của cô giáo hướng dẫn để hoàn thiện luận văn tốt hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương (2007), Quyết định 68/QĐ-TW ngày 04 tháng 7 năm 2007 về ban hành quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử.
2. Ban Chấp hành trung ương Đảng (1996), Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
3. Ban chấp hành Trung ương Đảng (1997), Nghị quyết số 03-NQ/HNTƯ Hội nghị lần thứ ba BCHTƯ Đảng (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, ngày 18/6/1997.
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2006), Hội nghị lần thứ 9 ban chấp hành Trung ương khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020.
5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2011), Hội nghị lần thứ 4 ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.
6. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Viện khoa học Tổ chức nhà nước (1998), Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Báo cáo công tác tổ chức cán bộ của Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế các năm: 2012, 2013,2014, 2015, 2016, 2017.
8. Báo cáo thống kế về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội năm 2015 đến năm 2107 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
9. Báo cáo tổng kết công tác thuế các năm 2012 đến 2016; Nhiệm vụ, giải pháp công tác thuế các năm từ 2012 đến năm 2016.- Cục Thuế tỉnh của Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế.
11. Các Công văn, Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế...
12. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định những người là công chức.
13. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
14. Chính phủ (2010), Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31/8/2010 về sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
15. Chính phủ (2013), Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 về xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.
16. Công báo, Sắc lệnh số 76/SL ngày 22/5/1950 ban hành Quy chế công chức của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Hồ Chí Minh (1948), Sửa đổi lề lối làm việc, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội.
19. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định số 169/HĐBT ngày 25/5/1991 quy định về công chức nhà nước.
20. Quốc hội (2008), Luật cán bộ, công chức. 21. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013.
22. Sách Hồ Chí Minh toàn tập, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, xuất bản năm1995
23. Thủ tướng Chính Phủ (2003), Quyết định 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo.
24. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 phê duyệt đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”. Chính phủ (2011), Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, trong đó có Chiến lược phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020.
25. Tô Tử Hạ (2003), Từ điển Hành chính, Nxb. Lao động, Hà Nội. 26. Trung tâm từ điển, 1998.
27. www.tcnn.vn , Website Tạp chí tổ chức nhà nước điện tử của Bộ Nội vụ. 28. www.tct.vn, Website Tạp chí Thuế của Tổng cục Thuế
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU KHẢO SÁT
Dùng cho công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế)
Tôi đang thực hiện đề tài luận văn Thạc sỹ: “Sử dụng công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế”. Nhằm giúp tôi có thêm những thông tin khách quan cho quá trình nghiên cứu đề tài; rất mong Anh/Chị vui lòng trả lời các câu hỏi được nêu dưới đây; Ý kiến của Anh/Chị rất quan trọng đối với chúng tôi.
Mỗi câu hỏi có kèm theo các phương án trả lời khác nhau, phương án nào phù hợp với suy nghĩ của mình, Anh/Chị đánh dấu “x”, hoặc khoanh tròn vào ô □ bên cạnh. Xin trân trọng cảm ơn Anh/Chị
I. Phần thông tin cá nhân
Xin Anh/ Chị vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân:
- Giới tính:
Nam □ Nữ □ - Độ tuổi:
Dưới 30 tuổi □ Từ 40 đến 50 tuổi □ Từ 30 đến 39 tuổi □ Trên 50 tuổi □
II. Phần nội dung
Câu hỏi 1: Theo Anh/Chị việc phân công, bố trí công tác cho công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay có phù hợp với chuyên ngành được đào tạo của Anh/Chị hay không?
Rất phù hợp □ Phù hợp □ Chưa phù hợp □ Không phù hợp □
Câu hỏi 2:Theo Anh/Chị, công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay có hài lòng đối với việc phân công, bố trí công tác không?
Rất hài lòng □ Hài lòng □ Chưa hài lòng □ Không hài lòng □
Câu hỏi 3: TheoAnh/Chị, việc cử công chức dự thi nâng ngạch tại ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế được thực hiện theo hình thức nào?
1.Theo chỉ tiêu phân bổ và ưu tiên cho người trong quy hoạch, người giữ chức vụ hoặc người có thâm niên công tác
2. Không xét theo chỉ tiêu, tất cả những người đủ điều kiện đều có quyền dự thi theo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng
3. Ý kiến khác
Câu hỏi 4:Theo Anh/Chị, hiện nay công tác bố trí thi nâng ngạch công chức có có đảm bảo đúng tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu phục vụ nền công vụ ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay không?
Rất tốt □ Tốt □ Trung bình □ Không tốt □
Nếu “không tốt”, Anh/Chị cho ý kiến vì sao? ...
Câu hỏi 5: Theo Anh/Chịviệc điều động, luân chuyểncông chức ở ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay như thế nào?
Rất hợp lý □ Hợp lý □ Chưa hợp lý □ Không hợp lý □
Câu hỏi 6: Theo Anh/Chịcông tác bổ nhiệm công chức có thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay không?
Rất phù hợp □ Phù hợp □ Chưa phù hợp □ Không phù hợp □
Theo Anh/Chịcông tác bổ nhiệm công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay như thế nào so với các tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực của từng chức danh?
Rất tốt □ Tốt □ Trung bình □ Không tốt □
Câu hỏi 8: Theo Anh/Chị việc đề bạt công chức đối với ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay như thế nào?
Rất tốt □ Tốt □ Trung bình □ Không tốt □
Câu hỏi 9:Theo Anh/Chị công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay như thế nào ?
Rất tốt □ Tốt □ Trung bình □ Không tốt □
Nếu “không tốt”, xin Anh/Chị cho ý kiến vì sao? ...
Câu hỏi 10: Theo Anh/Chị, hiện nay việc quy hoạch công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế như thế nào?
Rất tốt □ Tốt □ Trung bình □ Không tốt □
Câu hỏi 11:Theo Anh/Chị những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay?
Đổi mới công tác tuyển dụng
Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng
Rà soát, đánh giá bố trí công việc phù hợp với chuyên môn Cần có chính sách trọng dụng nhân tài
Đổi mới phương thức bổ nhiệm, triển khai thi tuyển chức danh
Chú trọng công tác khen thưởng, động viên, khuyến khích Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát công chức Đổi mới công tác đánh giá công chức
Giải pháp khác
Phụ lục 2
TỔNG HỢP KẾT QUẢ
PHIẾU KHẢO SÁT DÙNG CHO CÔNG CHỨC NGÀNH THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Câu hỏi 1: Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Rất phù hợp Phù hợp Chưa phù hợp Không phù hợp
Việc phân công, bố trí công tác cho công chức có phù hợp với chuyên ngành được đào tạo 40 84 18 8 Câu hỏi 2: Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Rất hài lòng Hài lòng Chưa hài lòng Không hài lòng
Sự hài lòng của công chức đối với việc
phân công, bố trí công tác 29 45 55 21
Câu hỏi 3: Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Theo chỉ tiêu Không theo chỉ Ý kiến khác
tiêu
Việc cử người dự thi nâng ngạch thường
được thực hiện theo hình thức nào 103 36 11
Câu hỏi 4: Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Chưa tốt Không tốt
Công tác bố trí thi nâng ngạch công chức có có đảm bảo đúng tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu phục vụ nền công vụ 21 69 36 24 Câu hỏi 5: Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Rất hợp lý Hợp lý Chưa hợp lý Không hợp lý
Việc điều động, luân chuyển công chức ở
ngành thuế hiện nay 23 90 24 13
Câu hỏi 6: Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Chưa tốt Không tốt
Công tác bổ nhiệm công chức có thực
Câu hỏi 7: Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Chưa tốt Không tốt
Công tác bổ nhiệm công chức ngành thuế