Về công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử DỤNG CÔNG CHỨC NGÀNH THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 69 - 73)

2.3. Phân tích tình hình sử dụng công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế

2.3.3. Về công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm

Quá trình xem xét bổ nhiệm đều gắn với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng tổ chức, chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn đối với từng chức danh, phẩm chất, năng lực và kết quả đánh giá đối với từng công chức. Quy trình bổ nhiệm công chức theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền. Các công chức được bổ nhiệm bên cạnh việc đáp ứng tiêu chuẩn chung theo quy định tại Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII), cơ bản đều đảm bảo tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm.

Việc bổ nhiệm công chức đã dần đi vào quy củ, bắt đầu từ nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công, những ưu

thế về năng lực, chuyên môn, phẩm chất…cho đến việc quy hoạch, xác định vị trí công tác mới trong những nhiệm kỳ theo nguyên tắc ưu tiên cho người có quá trình cống hiến, gắn bó lâu dài với công việc. Khi xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đã có thực hiện đánh giá lại diễn biến năng lực so với quy hoạch ban đầu.

Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại được thực hiện theo Quyết định số 1835/QĐ-BTC ngày 01/08/2011 và Quyết định 1855/QĐ-BTC ngày 14/9/2015 của Bộ Tài chính; Quyết định số 1648/QĐ-TCT ngày 21/11/2011 và Quyết định số 2219/QĐ-TCT ngày 16/11/2015 của Tổng cục Thuế về quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh công chức ngành thuế để đảm bảo lực lượng lãnh đạo đủ về số lượng, chất lượng, có đủ năng lực điều hành, lãnh đạo: trước 03 tháng khi hết thời gian giữ chức vụ lãnh đạo theo quy định, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm lại theo phân cấp quản lý công chức phải tiến hành triển khai các quy trình, thủ tục bổ nhiệm lại. Trước ngày 01/10 hàng năm, thống kê các trường hợp đến hạn xem xét bổ nhiệm lại trong năm kế tiếp, dự kiến thời gian phải triển khai quy trình bổ nhiệm lại, thông báo kế hoạch bổ nhiệm lại cho các đơn vị sử dụng công chức và cá nhân công chức đến thời hạn xem xét bổ nhiệm lại biết, chuẩn bị hồ sơ thủ tục liên quan; đối với bổ nhiệm lại lãnh đạo Cục Thuế thì trước 05 tháng tính đến thời điểm phải có quyết định về việc bổ nhiệm lại lãnh đạo Cục Thuế.

Bảng số 2.8:Tình hình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm tại ngành thuế từ 2013 - 2017

Năm Tổng cộng Bổ nhiệm Bổ nhiệm lại Miễn nhiệm

2013 43 18 25 0

2014 30 7 21 2

2015 40 10 29 1

2016 25 12 13 0

2017 19 14 4 1

Qua kết quả điều tra, khảo sát 150 công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho thấy kết quả như sau:

- Công tác bổ nhiệm công chức thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm tại ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay

Biểu đồ 2.4. Đánh giá về công tác bổ nhiệm, thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm ở công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguồn: Số liệu tác giả điều tra tháng 3 năm 2018

Theo kết quả khảo sát ở Biểu đồ 2.4 cho thấy, 44% công chức cho rằng quy trình bổ nhiệm đề bạt công chức tại ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay được thực hiện đúng, phù hợp với quy định, 32% ý kiến công chức là chưa thực sự phù hợp với quy trình, 10% ý kiến không phù hợp và 14% ý kiến rất phù hợp.

- Công tác bổ nhiệm công chức đảm bảo chọn đúng người có năng lực

Bổ nhiệm công chức đúng quy trình 44% 14% 32% 10% Tốt Rất tốt Trung bình Không tốt

Biểu đồ 2.5. Đánh giá về công tác bổ nhiệm công chức đảm bảo chọn đúng người có năng lực ở công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguồn: Số liệu tác giả điều tra tháng 3 năm 2018

Đánh giá về công tác bổ nhiệm công chức tại ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đảm bảo chọn đúng người có năng lực, đáp ứng yêu cầu của nền công vụ thể hiện trong Biểu đồ 2.5 thì có 12% ý kiến là rất tốt, 39% ý kiến tốt, 36% ý kiến là trung bình và 13% ý kiến là chưa tốt.

Theo kết quả thực hiện phỏng vấn lãnh đạo phòng Tổ chức cán bộ về công tác bổ nhiệm, đề bạt công chức ở ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, thì công tác bổ nhiệm công chức hiện nay được thực hiện khá tốt trong toàn ngành. Quy trình bổ nhiệm được thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước; công chức được lựa chọn đã phát huy được vai trò lãnh đạo, năng lực của bản thân, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nền công vụ. Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến cho rằng một số trường hợp công chức chưa đảm bảo tiêu chuẩn cụ thể của chức danh, nhất là tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị vẫn tiến hành bổ nhiệm và giới thiệu.

Bổ nhiệm công chức đúng người có năng lực 39% 12% 36% 13% Tốt Rất tốt Trung bình Không tốt

Như vậy, qua kết quả khảo sát và phỏng vấn đại diện lãnh đạo phòng Tổ chức cán bộ Cục Thuế cho thấy công tác bổ nhiệm công chức tại ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, qua thực tế nhận thấy cũng cần quan tâm đến việc lựa chọn người có đủ năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo để bổ nhiệm vào vị trí tương xứng; rà soát quy trình bổ nhiệm để thực hiện đúng theo quy định về bổ nhiệm. Chú trọng quan tâm hơn nữa đội ngũ công chức trẻ có kiến thức, trình độ học vấn cao nhưng còn thiếu kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, chậm được phát hiện và bồi dưỡng đào tạo để đề bạt, bổ nhiệm vào các vị trí tương xứng. Bên cạnh đó, việc số lượng cán bộ, công chức là nữ giữ vị trí chủ chốt ở các phòng còn ít cũng là vấn đề cần được chú trọng trọng tời gian đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử DỤNG CÔNG CHỨC NGÀNH THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)