Phân công, bố trí công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử DỤNG CÔNG CHỨC NGÀNH THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 31 - 33)

1.4. Nội dung sử dụng công chức ngành thuế

1.4.1. Phân công, bố trí công tác

Đây là một khâu đặc biệt quan trọng, quyết định hiệu quả của công tác sử dụng công chức. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm bố trí, phân công công tác, kiểm tra việc thực hiện công việc của công chức, đảm bảo các điều kiện cần thiết để công chức thi hành nhiệm vụ và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức. Việc bố trí, phân công công tác cho công chức phải đảm bảo phù hợp giữa quyền hạn và nhiệm vụ được giao với chức danh, chức vụ và ngạch công chức được bổ nhiệm, nhằm tạo

điều kiện thuận lợi nhất để công chức phát huy hết năng lực của mình, góp phần vào nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Bên cạnh đó, việc bố trí đúng người, đúng việc sẽ giúp công chức yên tâm công tác ở cương vị của mình, không muốn chuyển sang công tác khác dù điều kiện cho phép. Công chức được bố trí công tác ở những vị trí phải thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật. Sau khi bố trí, phân công công tác vào các vị trí phù hợp, cơ quan, đơn vị sử dụng công chức phải khuyến khích, động viên, giúp đỡ công chức để họ dễ dàng thích nghi và phát huy tối đa năng lực vào giải quyết công việc. Cùng với việc động viên, giúp đỡ, khuyến khích, cơ quan, đơn vị sử dụng công chức cũng nên thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện công việc của công chức. Việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp cơ quan sử dụng công chức hiểu rõ những mặt mạnh để khích lệ, động viên, đồng thời qua đó tìm ra những khuyết điểm để uốn nắn, nhắc nhở họ sửa chữa.

Mỗi người lao động có những năng lực, sở trưởng và đặc điểm tính cách khác nhau phù hợp với mỗi công việc khác nhau. Vì thế, đối với một công việc thì có người thích hợp làm để làm nhưng lại có những người không thích làm. Đối với công chức cũng vậy, khi một công chức làm một công việc phù hợp với mong muốn của họ, phù hợp với sở thích, trình độ chuyên môn của họ thì sẽ phát huy được hiệu quả công việc rất cao và ngược lại, nếu không có sự phù hợp thì công việc lúc đó sẽ trở thành sự buồn tẻ, nhàm chán và sẽ hoạt động không có hiệu quả. Vì vậy, người công chức có hứng thú với công việc hay không, có đạt được hiệu quả cao trong công việc hay không phụ thuộc vào cách sắp xếp, bố trí công việc của người quản lý.

Phân công, bố trí công tác là nội dung quan trọng trong công tác cán bộ, việc sắp xếp bố trí vào các vị trí công việc dựa trên các nguyên tắc chính: Đúng người, đúng việc, đúng lúc và đúng nơi. Việc bố trí, phân công phải

đúng người, đúng việc, đúng sở trường nhằm phát huy khả năng sáng tạo, tinh thần hăng hái, nhiệt tình của công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ đó tạo nên sự thoải mái trong lao động, tạo động lực cho công chức hăng say làm việc.

Các quy định trên đều xuất phát từ yêu cầu hoạt động công vụ, trên nguyên tắc là thẩm quyền, trách nhiệm phải gắn liền với chức trách, nhiệm vụ được giao. Việc phân công nhiệm vụ cho công chức phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng công chức khác nhau tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực, sở trường công tác, tránh tình trạng phân công không phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử DỤNG CÔNG CHỨC NGÀNH THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)