Sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội tới sử dụng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử DỤNG CÔNG CHỨC NGÀNH THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 53 - 55)

2.1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và sự ảnh

2.1.2. Sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội tới sử dụng công chức

chức ngành thuế

Với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương đảm bảo nguồn thu ngân sách để phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi cần phải có những chính sách, cơ chế đột phá tăng nguồn thu. Để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường nguồn nhân lực, đảm bảo thu trên các lĩnh vực thuế như ngoài quốc doanh, doanh nghiệp trung ương, doanh nghiệp địa phương…với nhiệm vụ được giao năm sau cao hơn năm trước. Công chức ngành thuế theo đó được huy động để có thể đảm bảo nhiệm vụ cấp trên giao.

Địa bàn tỉnh có hai đơn vị miền núi, kinh tế phát triển chưa ổn định, còn gặp nhiều khó khăn. Các địa bàn huyện, thị xã kinh tế phát triển chưa mạnh nên việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách đối với nhà nước chưa cao. Vì vậy, việc sử dụng công chức ngành thuế có sự điều chỉnh phù hợp trong từng địa bàn để đảm bảo phát huy nguồn nhân lực hiện có. Từ đó, có sự phân bổ, bố trí, điều động công chức thuế theo trình độ chuyên môn cụ thể để đảm bảo thu ngân sách hiệu quả.

Hàng năm, mặc dù số doanh nghiệp đăng ký hoạt động rất lớn xong bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp tạm ngừng, nghỉ kinh doanh, bỏ trốn, mất tích…các doanh nghiệp mới thành lập chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc chấp hành chính sách pháp luật thuế còn gặp nhiều hạn chế. Do vậy, ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã bố trí đội ngũ công chức đảm bảo theo hướng tăng cường nhân lực cho công tác tuyên truyền hỗ trợ pháp luật thuế và công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo thực hiện các quy định về thuế. Lực lượng công chức được sử dụng cho công tác quản lý thuế trong các lĩnh vực, loại hình doanh nghiệp cũng có khác nhau, căn cứ vào trình độ của công chức thuế được đào tạo để bố trí vào các phòng ban đáp ứng với trình độ quản lý của doanh nghiệp, người nộp thuế và đảm bảo quản lý thu thuế có hiệu quả…

Với nhiệm vụ cải cách hành chính hiện nay, ngành thuế Thừa Thiên Huế cũng đang tích cực triển khai mạnh mẽ từ trong tổ chức bộ máy, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và nhân lực cho công cuộc cải cách này.Từ đó việc sử dụng công chức thuế có ảnh hưởng lớn từ việc sắp xếp bộ máy tinh gọn có hiệu quả đáp ứng với nhiệm vụ thu ngân sách. Cải cách hành chính thuế được đẩy mạnh, thủ tục hành chính thuế ngày càng đơn giản, dễ hiểu, công khai minh bạch tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực

hiện tốt chính sách thuế và giảm chi phí quản lý cho cơ quan thuế, thu dần khoảng cách giữa cơ quan thuế và người nộp thuế.

Những năm qua, sự phát triển kinh tế của tỉnh mang lại cuộc sống đầy đủ về vật chất cho người dân, tuy nhiên tình trạng suy thoái về đạo đức, vi phạm pháp luật, các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng. Vì vậy đồi hỏi công chức ngành thuế không chỉ có trí thức, kỹ năng mà còn có ý thức trách nhiệm, phải gần gũi với dân, với người nộp thuế và phải được dân và người nộp thuế tin tưởng, thường xuyên tuyên truyền kịp thời, sâu rộng chính sách thuế đến với người nộp thuế.

Sử dụng công chức ngành thuế là một khâu rất quan trọng trong công tác quản lý CBCC của Đảng, Nhà nước và của ngành thuế. Việc sử dụng công chức phải xuất phát từ mục tiêu lâu dài, đem lại hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công vụ; phục vụ nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và đặc biệt là ở địa phương.

Từ năm 2013 đến năm 2017, ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, số thu ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước, cải cách và hiện đại hoá công tác quản lý thuế không ngừng được đẩy mạnh góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử DỤNG CÔNG CHỨC NGÀNH THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)