Từ thực tế hiện nay, chất lượng đội ngũ công chức nói chung và công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng vẫn tồn tại một số bất cập và hạn chế. Đó là tình trạng vừa thừa, vừa thiếu; thừa những công chức yếu kém về trình độ lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn, trong khi đó, lại thiếu những công chức có đủ kiến thức cần thiết và năng lực để thực thi có hiệu quả nhiệm vụ được giao. Do vậy, những định hướng nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng công chức nói chung và đối với ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy ngành thuế. Những định hướng này sẽ là cơ sở để hướng hoạt động quản lý, sử dụng trong thời gian tới đạt được mục tiêu cao nhất, góp phần đưa ngành thuế ngày càng đạt hiệu lực và hiệu quả.
Dưới đây là một số định hướng cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đối với công chức ngành thuế trong thời gian tới:
Thứ nhất: Xác định và tiếp tục nhấn mạnh vai trò quan trọng của công chức và xem công tác sử dụng công chức ngành thuế là một nội dung quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính thuế. Thời gian tới, ngành thuế cần có những cơ chế, chính sách mới phù hợp thực tiễn địa phương bên cạnh việc áp dụng các quy định của cấp trên nhằm tạo sự chuyển biến, đột phá mới
trong công tác quản lý sử dụng công chức thuế.
Thứ hai: Trong xây dựng và sử dụng công chức cần đề cao tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa nghề nghiệp của công chức thuế. Trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và mở cửa, đòi hỏi phải có một bộ máy Nhà nước chuyên nghiệp, mà ở đó bao gồm những công chức thuế vững về chuyên môn, năng động và có phẩm chất đạo đức tốt, làm việc có kế hoạch, bài bản theo một trình tự chặt chẽ, thành thạo… thì việc xây dựng, phát triển và nâng cao tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa của công chức thuế là một yêu cầu cấp thiết. Từ đó làm cơ sở cho công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng đúng trọng tâm, đạt hiệu quả cao. Thứ ba: Trong quản lý, sử dụng công chức thuế cần đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong thực thi công vụ. Phân định rõ trách nhiệm, vai trò của các cơ quan, các cấp; đồng thời có sự phân cấp phù hợp nhằm tăng tính chủ động, sáng tạo của các bên, song song với việc tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát, đánh giá kịp thời nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, nghiêm minh trong công tác quản lý, sử dụng công chức thuế. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm phát huy tính chủ động, hiệu quả trong việc sử dụng công chức thuế bên cạnh việc xây dựng, hoàn thiện đội ngũ công chức.
Thứ tư: Công tác quản lý đội ngũ công chức thuế bao gồm nhiều nội dung, công việc với các khâu khác nhau như: tuyển dụng, bố trí, giám sát, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sử dụng, thực hiện chính sách chế độ đối với công chức, xây dựng và thực hiện chính sách phát triển và trọng dụng, đãi ngộ nhân tài, thu hút nhân tài vào nền công vụ. Những nội dung này, có những khâu theo trình tự, nhưng cũng có những khâu tiến hành song song, đan xen nhau, có quan hệ tương hỗ với nhau... Vì vậy công tác quản lý sử dụng công chức thuế cần có sự linh hoạt, bên cạnh việc
thực hiện đồng bộ, việc đổi mới đôi lúc cần có sự tập trung vào những khâu còn yếu và khó tránh sự dàn trải và huy động nhiếu nhất nguồn lực nhằm đem