2.3. Phân tích tình hình sử dụng công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế
2.3.5. Về công tác đề bạt công chức
Bất cứ xã hội nào, đội ngũ công chức nhà nước từ Trung ương đến cơ sở đa số phải là những người có trình độ học vấn cao, được đào tạo bài bản, có chỉ số IQ cao hơn so với các nhóm người khác thì mới có thể đóng vai trò dẫn dắt xã hội được. Nói cách khác, muốn có một đội ngũ công chức đồng bộ, năng động, sáng tạo, hoạt động hiệu quả cao thì phải được đào tạo cơ bản; có phương pháp và nghị lực tự đào tạo; yêu nghề, có ý chí và bản lĩnh; biết lập nghiệp, lập danh tương xứng với trình độ năng lực, sở trường của mình… Một con người không tài cán gì mà bằng mọi cách để có vị trí không tương xứng với mình thì là người kém đức. Cha ông ta thời trước chọn khoa cử là con đường chính để bổ nhiệm quan lại, phương thức này đến nay vẫn còn giá trị tích cực cần được học tập, làm theo.
Muốn vậy, việc đầu tiên và cần thiết là có một cơ chế tuyển chọn, đề bạt công chức khoa học, dân chủ, công bằng. Cơ chế đó sẽ loại trừ được những tiêu cực, tuỳ tiện, thiên lệch trong tuyển chọn, sử dụng công chức. Đó cũng là điểm xuất phát ngăn chặn tư tưởng cơ hội, thói nịnh bợ, bằng giả, trình độ giả để thăng quan, tiến chức và cũng sẽ góp phần hạn chế có hiệu quả những hiện tượng tiêu cực khác.
Vậy, cơ chế tuyển chọn, đề bạt khoa học, công bằng, dân chủ bắt nguồn từ đâu? Dĩ nhiên nó phải bắt nguồn từ yêu cầu của con người và được thực tiễn cuộc sống đánh giá, kiểm nghiệm. Trong đó, trách nhiệm trước tiên và chủ yếu thuộc về những nhà lãnh đạo, quản lý, những người làm công tác tổ chức công chức trong ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế.
Khảo sát điều tra 150 công chức về công tác đề bạt công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy kết quả thể hiện trong Biểu đồ 2.7.
Biểu đồ 2.7. Đánh giá về việc đề bạt công chức của công chức ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế
Đề bạt công chức viên chức 16.0% 54.3% 21.0% 8.7% Rất tốt Tốt Trung bình Không tốt
Nguồn: Số liệu tác giả điều tra tháng 3 năm 2018
Qua Biểu đồ 2.7 cho thấy, công tác đề bạt công chức là một trong những công tác quan trọng được ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm thể hiện qua kết quả điều tra. Với 16% ý kiến rất tốt và 54,3% ý kiết tốt, bên cạnh đó vẫn còn 21% cho rằng công tác này ở mức độ chưa tốt và 8,7% cho rằng không hợp lý.
Đa số ý kiến cho rằng công tác đề bạt công chức được ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế làm khá tốt, đảm bảo theo quy trình, quy định của nhà nước.
Quy trình đề bạt công chức được thực hiện một cách nghiêm túc, thận trọng, đồng bộ và thống nhất cao giữa các đơn vị trên cơ sở căn cứ vào năng lực, sở trường của công chức. Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến cho rằng công tác đề bạt công chức đôi khi còn nặng về cảm tính, năng lực một số công chức được đề bạt vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.