1.4. Nội dung sử dụng công chức ngành thuế
1.4.5. Đánh giá công chức
Đánh giá công chức là một trong các biện pháp quản lý thông qua việc sử dụng những tiêu chí và phương thức nhất định nhằm làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức. Đánh giá là một khâu quan trọng, căn bản trong quá trình quản lý và sử dụng công chức, được tiến hành thường xuyên hàng năm hoặc trước khi xem xét đề bạt, chuyển công tác đối với công chức. Mục đích của hoạt động đánh giá nhằm cung cấp thông tin cho công tác quản lý, làm cơ sở cho các quyết định quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng, đề bạt, lương, thưởng đối với công chức. Đồng thời, hoạt động đánh giá sẽ cung cấp thông tin phản hồi để công chức biết rõ về năng lực và việc thực hiện công việc của họ hiện tại đang ở mức độ nào, giúp họ phấn đấu tự hoàn thiện bản thân và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đánh giá đúng, chính xác kết
quả làm việc của công chức là căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, sử dụng đúng với năng lực, sở trường, từ đó chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và bổ nhiệm công chức. Kết quả đánh giá công chức có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, là cơ sở cho việc sử dụng công chức được tốt hơn.
Ở Việt Nam hiện nay, việc đánh giá công chức thực hiện theo quy định tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP và quy định cụ thể tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ công chức, viên chức, tiêu chí đánh giá được phân cho từng đối tượng, chủ yếu gồm: việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước; phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống, tác phong và lế lối làm việc; năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ; tinh thần, trách nhiệm, tính phối hợp.