7. Bố cục của luận văn
1.1.2. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông
1.1.2.1. Khái niệm
quy trình giải quyết công việc cho một giao dịch hành chính mà phải trải qua nhiều “cửa” thì sẽ làm cho quy trình bị chia cắt, đứt khúc, phức tạp và lãng phí. Với cách làm cũ, tổ chức và công dân phải đi lại nhiều lần khi có nhu cầu giải quyết công việc của mình. Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân được tiến hành theo những thủ tục phức tạp, không rõ ràng và không thống nhất giữa các cơ quan. Sự tùy tiện trong cách tiếp nhận và giải quyết công việc như vậy làm cho người dân mất nhiều thời gian, sức lực và nhiều trường hợp vẫn không giải quyết được. Cơ chế một cửa được hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu cải cách hành chính, nhằm thay thế cho cơ chế nhiều cửa trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan công quyền với công dân và tổ chức cũng như giữa các cơ quan công quyền với nhau.
Hiện nay, đã có 03 khái niệm khác nhau về cơ chế một cửa trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước (Quyết định 181/2003/QĐ-TTg, Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg, Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg). Trong phạm vi của Luận văn, tác giả sử dụng khái niệm một cửa mới nhất theo khoản 1, Điều 1, Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg với nội dung “Cơ chế một cửa là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong việc công khai, hướng dẫn TTHC; tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước”.
Cơ chế một cửa liên thông là nâng tầm của cơ chế một cửa trong trách nhiệm phục vụ tổ chức, cá nhân. Cơ chế một cửa chỉ góp phần đổi mới cách thức giải quyết công việc, cải cách TTHC ở từng cơ quan hành chính riêng lẻ. Trong khi đó, trên thực tế có nhiều loại hồ sơ hành chính có liên quan đến thẩm quyền giải quyết của nhiều cấp, nhiều cơ quan, phải qua nhiều đầu mối mới có kết quả cuối cùng. Vì vậy, nếu chỉ dừng ở việc thực hiện cơ chế một cửa thì trong nhiều trường hợp, tổ chức, cá nhân cũng phải tự mình cầm hồ sơ đi “gõ cửa” hết cơ quan này đến cơ quan khác. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, cơ chế một cửa liên thông ra đời, đặt ra yêu cầu các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp với nhau trong quy
trình xử lý hồ sơ, không để tổ chức, công dân cầm hồ sơ đi từ cơ quan này tới cơ quan khác. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu chỉ phải nộp hồ sơ và nhận kết quả tại một đầu mối.
Theo khoản 2, Điều 1, Quyết định số 09/QĐ-TTg thì “Cơ chế một cửa liên thông là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc công khai, hướng dẫn TTHC, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước”.
Cơ chế một cửa, một cửa liên thông tạo điều kiện cho việc củng cố sự chặt chẽ trong việc kiểm soát quá trình giải quyết công việc và chất lượng của sản phẩm đầu ra cho người dân thông qua một đầu mối. Sự chặt chẽ trong việc quản lý và giám sát tiến độ sẽ tạo điều kiện cho quá trình giải quyết công việc được thông suốt, công khai minh bạch, hạn chế đến mức thấp nhất sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan hành chính.
Về nguyên tắc, tất cả các TTHC đều phải được thực hiện thông qua cơ chế một cửa hoặc cơ chế một cửa liên thông. Với những thủ tục đơn giản, do một cơ quan thực hiện, qua nhiều khâu, nhiều bộ phận khác nhau thực hiện thì cơ chế một cửa chính là phương thức để điều chỉnh, sắp xếp lại cách thức tổ chức công việc khoa học trong cơ quan. Còn đối với những TTHC phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan, nhiều cấp hành chính thì cơ chế một cửa liên thông không dừng lại là sự sắp xếp lại quy trình giải quyết công việc mà còn là sự phân công hợp lý giữa các cơ quan cùng tham gia thực hiện TTHC, và sự phân cấp trong quản lý hành chính nhà nước.
1.1.2.2. Đặc điểm
Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu cải cách TTHC, nhằm thay thế cho cơ chế nhiều cửa trong quan hệ giải quyết TTHC giữa các cơ quan công quyền với công dân và tổ chức; giữa các cơ quan công quyền với nhau. Qua thời gian tổ chức triển khai và tổng kết thực
hiện, chúng ta có thể nhận thấy một số đặc điểm chủ yếu của cơ chế một cửa, một cửa liên thông như sau:
Thứ nhất, cơ chế một cửa, một cửa liên thông là cơ chế giải quyết công việc cho các tổ chức, cá nhân của cơ quan hành chính nhà nước tại một đầu mối duy nhất là Bộ phận TN&TKQ.
Thứ hai, đây là cơ chế mà khi công dân có yêu cầu giải quyết công việc hoặc hồ sơ TTHC thì chỉ cần liên hệ với một cơ quan duy nhất đó là Bộ phận TN&TKQ. Thay vì trước đây, khi chưa có cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì các tổ chức, công dân khi có nhu cầu giải quyết công việc hoặc hồ sơ TTHC phải đi đến nhiều cơ quan hành chính nhà nước khác nhau để liên hệ giải quyết thì nay chỉ cần đến Bộ phận TN&TKQ. Điều này đã làm giảm thời gian cũng như chi phí đi lại của các tổ chức, công dân, tăng niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.
Thứ ba, cơ chế một cửa, một cửa liên thông là cơ chế trong đó các công việc, hồ sơ hoặc TTHC mà tổ chức, công dân đề nghị giải quyết được cơ quan hành chính nhà nước tiếp nhận tại một đầu mối và việc phối hợp giải quyết công việc, hồ sơ hay TTHC thuộc trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước. Khi có kết quả giải quyết công việc, hồ sơ hay TTHC, tổ chức và công dân cũng chỉ liên hệ và nhận kết quả tại một đầu mối duy nhất, đó là Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ. Như vậy, Bộ phận TN&TKQ là bộ phận mang tính chất trung gian trong thực hiện TTHC.
Thứ tư, các cơ quan hành chính nhà nước có liên quan sẽ liên thông với nhau trong việc giải quyết TTHC cho tổ chức và công dân, sự liên thông này có thể theo chiều dọc (giữa các cơ quan hành chính nhà nước của các cấp) hoặc theo chiều ngang (giữa các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp).
1.1.2.3. Vai trò
- Thứ nhất, Đối với các cơ quan nhà nước
Cơ chế một cửa, một cửa liên thông góp phần hạn chế tình trạng quan liêu, tham nhũng, gây phiền hà khó khăn cho người dân của cán bộ công chức. Cơ chế này đã hạn chế việc tiếp xúc của những người thực thi công vụ với công dân, tổ
chức. Điều này đảm bảo tính trung thực, công bằng và khách quan trong việc giải quyết những yêu cầu của công dân. Công chức trực tiếp thụ lý hồ sơ giải quyết TTHC không trực tiếp nhận hồ sơ từ người dân mà được tiếp nhận từ Bộ phận TN&TKQ, có quy trình giải quyết công việc rõ ràng, có quy định thời gian giải quyết cũng như trách nhiệm phải xin lỗi và cam kết thời gian hoàn thành nếu như giải quyết trễ hạn.
Cơ chế một cửa, một cửa liên thông thực chất là việc công dân giao lại những việc mà các cơ quan nhà nước vốn dĩ phải làm nhưng lâu nay người dân đang làm thay phần việc này, đó là những hoạt động thuộc mối quan hệ công tác giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã điều chỉnh mối quan hệ giữa nhân dân và CBCC, tạo cơ chế giám sát, quản lý của nhân dân đối với cơ quan nhà nước, giữa lãnh đạo với cán bộ, công chức thuộc quyền, thể hiện rõ bản chất của công tác cải cách TTHC. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông thể hiện được bản chất hoạt động để phục vụ nhân dân của bộ máy nhà nước. Thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đòi hỏi CBCC ở các vị trí chức danh khác nhau đều cần phải trau dồi phẩm chất đạo đức, hoàn thiện nâng cao ý thức phục vụ nhân dân, từ đó góp phần tăng cường năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước, kỹ năng, nghiệp vụ cũng như tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân.
Thứ hai, Đối với người dân
Có thể nhận thấy vai trò lớn nhất mà cơ chế một cửa, một cửa liên thông mang lại đó là lợi ích cho người dân, tránh được phiền hà cho người dân. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông giúp cho việc thực hiện TTHC được đơn giản hóa, người dân chỉ phải đến một nơi để nộp hồ sơ và cũng đến chính nơi đó để nhận kết quả, không còn tình trạng người dân phải đi qua nhiều cửa để giải quyết một công việc nhất định, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho người dân.
Việc công bố, công khai TTHC, quy trình giải quyết công việc, các văn bản quy phạm pháp luật, phí, lệ phí giúp cho người dân có thể giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hệ thống đánh giá mức độ hài lòng của người dân cũng là
một cơ chế tốt để người dân có thể thể hiện được sự thỏa mãn của công dân và tổ chức, từ đó góp phần củng cố lòng tin của người dân và các cơ quan nhà nước.