7. Bố cục của luận văn
2.1.1. Tổng quan về Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
Thị xã Hà Tiên thuộc Tỉnh Kiên Giang, được thành lập theo Nghị định 47/1998/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ, trên cơ sở tách ra từ huyện Hà Tiên cũ. Thị xã Hà Tiên nằm về hướng Tây - Bắc của tỉnh Kiên Giang. Phía Bắc giáp Campuchia, phía Đông giáp huyện Giang Thành, phía Nam giáp huyện Kiên Lương, phía Tây giáp huyêṇ đảo Phú Quốc và vịnh Thái Lan, có đường biên giới trên đất liền dài 13,7 km, đường bờ biển dài 26 km. Thị xã Hà Tiên giữ vị trí quan trọng trong hệ thống đô thị Việt Nam và hệ thống đô thị vùng ven biển, biên giới Việt Nam - Campuchia với lịch sử phát triển trên 300 năm và là đô thị có nhiều di sản văn hóa, lịch sử được công nhận cấp quốc gia, có nhiều cảnh đẹp, bãi biển... nguồn tài nguyên du lịch phong phú.
Hà Tiên còn là cửa ngõ đường biển đến một số nước trong khu vực như Campuchia, Thái Lan, Maylaysia,…Thị xã Hà Tiên đang triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi khu kinh tế cửa khẩu, có cửa khẩu Quốc tế nằm tiếp giáp với Campuchia cả trên đất liền và trên biển, cách tỉnh Campốt 60km và cảng Kép 20km (của Vương quốc Campuchia); rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biên mậu với Campuchia, hoặc quan hệ với Thái Lan qua đường thuỷ, đường bô ̣(theo tuyến đường xuyên Á); khoảng cách từ Hà Tiên đến đảo Phú Quốc dài 45km, đến khu công nghiệp Ba Hòn - Hòn Chông (huyện Kiên Lương) dài 20km, cách thành phố Rạch Giá và thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang khoảng 90km, cách Thành Phố Hồ Chí Minh khoảng 340km. Từ đó có thể khẳng định: vị trí địa lý của Hà Tiên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nội địa liên huyện, liên vùng và xuất nhập khẩu với các nước trong khu vực.
Về hành chính, thị xã Hà Tiên có diện tích tự nhiên là 10.048,83 ha (đất nông nghiệp 7.475,96 ha, chiếm tỷ lệ 74,40%; đất phi nông nghiệp 2.370,59 ha, chiếm tỷ lệ 23,59%; nhóm đất chưa sử dụng 202,29 ha, chiếm 2,01%, chủ yếu đất bãi bồi có mặt nước ven biển, núi đá không có rừng cây). Thị xã Hà Tiên được chia thành 04 phường là Tô Châu, Pháo Đài, Đông Hồ, Bình San và 03 xã là Mỹ Đức, Thuận Yên và Tiên Hải (riêng xã đảo Tiên Hải bao gồm 14 đảo, còn gọi là quần đảo Hải Tặc). Dân số toàn thị xã có 49.011 ngườì, cùng với 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer sinh sống từ rất lâu đời.
Trong những năm qua, kinh tế- xa ̃hôịthi x ̣a ̃HàTiên phát triển kháổn đinh,̣ tốc độ tăng trưởng kinh tế binh̀ quân hàng năm trên 18%, GDP bình quân đầu người đạt 64.059 triệu đồng/năm (tương đương 2.912 USD). Tỷ trọng trong cơ cấu kinh tếlà: Thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 65,02%, công nghiệp - xây dựng chiếm 18,06%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 16,93%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hiện còn 1,00%, tỷ lệ hộ nghèo còn 6,04% (theo tiêu chí mới). Hộ sử dụng nước sạch đạt 96% và hộ sử dụng điện đạt 98% so tổng số hộ. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm vàổn đinḥ.
Hiêṇ nay, Thi ̣xa ̃Hà Tiên đang trong quá trình đẩy manḥ phát triển và chỉnh trang đô thị, nhưng nhìn chung vẫn còn giữ được nhiều nét hoang sơ; hệ thống đền, chùa, lăng tẩm vẫn mang nét cổ kính. Người Hà Tiên vốn có bản chất hiền lành, chất phác, tôn trọng nghĩa tình và mến khách, trong sinh hoạt hàng ngày vẫn còn giữ được nét ôn hòa, từ tốn. Tất cả những điều đó đã tạo cho Hà Tiên một khung cảnh thanh bình, thơ mộng. Đây là những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc của đất nước - con người Hà Tiên, đã bao đời người dân nơi đây luôn trân trọng, giữ gìn và phát huy, làm nền tảng phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.