Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang (Trang 86)

7. Bố cục của luận văn

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Ưu điểm

- Thứ nhất, việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND Thị xã Hà Tiên đã góp phần làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và người dân, tổ chức theo hướng nền hành chính phục vụ, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi đến giao dịch với cơ quan hành chính, giảm được tình trạng cá nhân, tổ chức phải đi lại nhiều lần, gặp nhiều cơ quan, nhiều cấp hành chính để giải quyết công việc. Thông qua đó, tạo điều kiện để chính quyền gần dân hơn, chống tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong đội ngũ CBCC; cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu giao dịch công việc không còn cảm giác ngại ngần khi tiếp xúc với các cơ quan hành chính.

- Thứ hai, việc triển khai thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông gắn liền với đơn giản hóa TTHC, cải cách phương thức làm việc của cơ quan hành chính đã nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động của UBND Thị xã Hà Tiên. Đồng thời, đây cũng là biện pháp tích cực nhằm đổi mới phương thức giải quyết công việc giữa cơ quan nhà nước với cá nhân và tổ chức, từ đó từng bước tách dần công việc quản lý chuyên sâu với các công việc sự vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước và giải quyết tốt nhất các công việc liên quan tới cá nhân và tổ chức.

- Thứ ba, thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã giúp cho việc sắp xếp hợp lý tổ chức bộ máy, CBCC và cơ sở vật chất, tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn Thị xã,

theo đó:

+ Qua tổ chức thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND Thị xã đã giúp sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng chuyên môn hoá, tách hoạt động chuyên môn với hoạt động TN&TKQ, làm cho hoạt động của từng

bộ phận mang tính chuyên nghiệp hơn. Quan hệ giữa các bộ phận chuyên môn với Bộ phận TN&TKQ được thể chế hoá bằng Quy chế phối hợp nên tạo được sự gắn kết trách nhiệm trong việc giải quyết các công việc cho người dân và tổ chức. Thông qua đó, giúp lãnh đạo UBND Thị xã có điều kiện tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý hoạt động của các bộ phận trong cơ quan, bảo đảm phục vụ công dân, tổ chức, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

+ Trong điều kiện của UBND Thị xã hiện nay, thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông giúp cho việc sắp xếp, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất của cơ quan nhà nước, hình thành môi trường làm việc lành mạnh, nghiêm túc, trang trọng của cơ quan công quyền. Phần lớn CBCC tại Bộ phận TN&TKQ

được lựa chọn là những người có kinh nghiệm, có năng lực, phẩm chất và tinh thần trách nhiệm trong phục vụ công dân và tổ chức và đã được người dân đánh giá cao về thái độ ứng xử và cách thức giải quyết công việc. Nhiều CBCC qua thời gian làm việc tại Bộ phận TN&TKQ đã được đề bạt vào những vị trí lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước của Thị xã.

- Thứ tư, thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã tăng cường cơ chế giám sát trong hoạt động tại UBND Thị xã, hạn chế tiêu cực trong đội ngũ CBCC, cụ thể:

+ Thực hiện tốt TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông là điều kiện thuận lợi để phát huy quyền dân chủ của người dân, tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước và đội ngũ CBCC. Qua đó, người dân có thể đóng góp ý kiến đối với quy định trong các TTHC, góp ý về tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ CBCC và chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước, từ đó giúp cơ quan hành chính nhà nước chấn chỉnh hoạt động của mình theo đúng quy định của pháp luật, cải tiến quy trình giải quyết công việc để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

+ Ngoài ra, thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã tạo ra cơ chế giám sát lẫn nhau trong thực thi nhiệm vụ của đội ngũ CBCC. Đồng thời, lãnh đạo cơ quan hành chính có điều kiện thuận lợi để giám sát hoạt động của đội

ngũ CBCC trong cơ quan, đặc biệt là khi ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động của Bộ phận TN&TKQ. Việc tạo cơ chế giám sát nêu trên đã giúp tăng cường trách nhiệm, kỹ năng nghiệp vụ hành chính và nâng cao tinh thần thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ CBCC; góp phần tích cực phòng, chống tiêu cực, tham nhũng và qua đó làm trong sạch, minh bạch hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

- Thứ năm, thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá nền hành chính tại UBND Thị xã Hà Tiên. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tại UBND Thị xã là điều kiện thuận lợi để tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại, góp phần rút

ngắn thời gian giải quyết TTHC. Theo đánh giá cho thấy cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại được nhân dân và các tổ chức rất ủng hộ và đánh giá cao về mức độ thuận lợi, nhanh chóng, công khai, minh bạch trong giải quyết công việc.

- Thứ sáu, kết quả thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã Hà Tiên.

Việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông giúp giải quyết các TTHC cho người dân và doanh nghiệp được thông thoáng, thuận tiện. Qua đó, làm cho các cá nhân, doanh nghiệp trong nước, ngoài nước và các nhà đầu tư hài lòng, tin tưởng vào chính sách phát triển kinh tế của Thị xã Hà Tiên nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung để yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế và phát triển của đất nước.

2.3.2. Hạn chế

- Thứ nhất, Bộ TTHC chưa ổn định và việc tổ chức thực hiện TTHC tại UBND Thị xã vẫn còn nhiều hạn chế.

+ Bộ TTHC đang được áp dụng thực hiện tại UBND Thị xã vẫn chưa được thống nhất, ổn định, thường xuyên thay đổi do tiến độ chuẩn hóa TTHC của các sở ban ngành tỉnh còn chậm, vì vậy gây khó khăn trong quá trình thực hiện TTHC và

trong niêm yết, công khai TTHC tại Bộ phận TN&TKQ. Trong quá trình thực hiện TTHC, vẫn còn một vài TTHC còn rườm rà, nhiều loại đơn, biểu mẫu thực hiện, tuy nhiên công tác đơn giản hóa TTHC vẫn chưa được thực hiện thường xuyên nên hiệu quả giải quyết TTHC vẫn chưa cao.

+ Dịch vụ hành chính công mức độ 3 vẫn chưa được mở rộng thực hiện nhiều hơn (hiện tại mới chỉ áp dụng với các thủ tục trong lĩnh vực thành lập và phát triển doanh nghiệp và lĩnh vực tiền lương, tiền công), dịch vụ hành chính công mức độ 4 vẫn chưa được thực hiện. Hình thức gửi hồ sơ và nhận kết quả qua đường bưu điện không được thực hiện hiệu quả do không có chuyên viên riêng túc

trực TN&TKQ qua đường bưu điện.

+ Hồ sơ giải quyết TTHC trễ hẹn còn nhiều, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, xây dựng. Đây là những lĩnh vực nhạy cảm, đòi hỏi phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người dân. Tuy nhiên, hiện nay, đây là những lĩnh vực chiếm phần lớn số lượng hồ sơ trễ hẹn, vì vậy, qua khảo sát mức độ hài lòng của người dân thì đây là những lĩnh vực có mức độ hài lòng thấp nhất.

- Thứ hai, tổ chức bộ máy thực hiện TTHC chưa được sử dụng một cách triệt để, cơ chế phối hợp trong thực hiện TTHC chưa nhịp nhàng.

+ Hiện nay, UBND Thị xã chưa áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông đúng chuẩn theo quy định của pháp luật. Theo đó, hồ sơ thực hiện một số TTHC vẫn chưa được TN&TKQ 100% tại Bộ phận TN&TKQ mà được thực hiện trực tiếp tại các phòng ban chuyên môn. Như vậy những TTHC tại các phòng ban chuyên môn này không được thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo đúng nguyên nghĩa của nó.

+ Quy trình giải quyết hồ sơ trong quy trình một cửa, một cửa liên thông của một số TTHC còn chưa thật sự khoa học, hồ sơ của công dân bị trả đi trả lại nhiều lần do các bộ phận chưa phối hợp một cách khoa học.Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan với nhau vẫn chưa được nhịp nhàng. Thường hay có những quan điểm chưa thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ giữa các cơ quan chuyên môn với nhau. Việc phối hợp với các cơ quan chuyên môn được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa bàn

Thị xã gặp nhiều khó khăn, hồ sơ thường bị vướng ở những cơ quan này.

- Thứ ba, điều kiện vật chất đảm bảo cho hoạt động của cơ chế một cửa, một cửa liên thông còn hạn chế.

+ Bộ phận TN&TKQ chưa được trang bị đầy đủ trang thiết bị theo quy định chung. Nhiều loại máy móc, thiết bị vẫn chưa được trang bị để đảm bảo hoạt động cho công chức làm việc tại Bộ phận.

+ Khả năng áp dụng công nghệ thông tin vào giải quyết TTHC vẫn chưa được khai thác triệt để. Chỉ mới có một vài thủ tục được áp dụng các phần mềm giải quyết, còn lại đa số các thủ tục khác vẫn được giải quyết thủ công bằng tay dễ sai sót và mang lại năng suất thấp.

- Thứ tư, năng lực của một bộ phận đội ngũ CBCC trong giải quyết hồ sơ, + Một bộ phận CBCC có năng lực, tinh thần trách nhiệm làm việc còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, chưa am hiểu TTHC, cập nhật quy định mới của pháp luật chưa kịp thời. Một số công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ có thái độ giao tiếp thiếu thân thiện, hòa nhã, vẫn còn tư tưởng “ban phát” khi giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân; hướng dẫn TTHC qua

loa, không đầy đủ, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của tổ chức cá nhân còn sai sót. + UBND Thị xã hiện vẫn còn tình trạng bố trí CBCC chưa đúng quy định. Theo đó, công chức tại Bộ phận TN&TKQ vẫn không phải 100% thuộc biên chế Văn phòng HĐND và UBND Thị xã mà thuộc của nhiều phòng ban, cơ quan khác nhau. Điều này gây khó khăn cho Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thị xã trong chỉ đạo, điều hành công việc.

+ Vẫn còn tình trạng “cò” hồ sơ móc nối với CBCC tại UBND Thị xã để giải quyết hồ sơ được nhanh hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai và xây dựng. Điều này gây ra sự không công bằng cho những người dân khác khi giải quyết hồ sơ mà không qua các “cò” môi giới, nếu không giải quyết nhanh, triệt để sẽ gây ra một thói quen cho CBCC thụ lý hồ sơ, nếu không qua đường dây môi giới thì sẽ

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Thứ nhất, lực lượng CBCC còn mỏng, số lượng hồ sơ TTHC luôn ở mức cao nhưng số lượng CBCC thì lại đang giảm vì đang trong quá trình thực hiện công tác tinh giản biên chế, hạn chế tuyển dụng thêm công chức. Trình độ chuyên môn, năng lực của một số CBCC còn hạn chế chưa đủ sức đảm đương với áp lực công việc ngày một tăng cao.

- Thứ hai, các quy định thường xuyên thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà đất, tư pháp hộ tịch nhưng chậm có văn bản hướng dẫn, có Nghị định đã có hiệu lực thi hành nhưng vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn.

Tình trạng Nghị định chờ Thông tư làm cho CBCC rất lúng túng trong công tác áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật vào giải quyết TTHC. Đây là tình trạng chung trong rất nhiều lĩnh vực. Khi Nghị định, Thông tư ban hành và đã có hiệu lực nhưng vẫn chưa có Quyết định công bố TTHC. Khi quyết định được công bố thì cấp tỉnh cũng không chuyển giao đầy đủ cho cán bộ chuyên môn để có thể cập nhật đầy đủ vào bộ TTHC chung áp dụng tại cấp huyện, gây khó khăn cho công tác kiểm soát TTHC.

- Thứ ba, hồ sơ lĩnh vực đất đai bị chậm trễ còn nhiều xuất phát từ nguyên nhân lớn là sự phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan chuyên môn.

Từ khi Nghị định số 43/2014/NĐ-CP có hiệu lực, Văn phòng Đăng ký đất đai không còn trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường nữa mà được chuyển về Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong khi đó, vẫn chưa phân định rõ đâu là thủ tục giải quyết của Văn phòng Đăng ký đất đai, đâu là thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng Tài nguyên và Môi trường. Trên thực tế, phần lớn các TTHC thuộc lĩnh vực đất đai hiện nay của Phòng Tài nguyên và Môi trường đều thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông với Văn phòng Đăng ký đất đai theo quy trình cũ nhưng áp theo những quy định mới do chưa có hướng dẫn của tỉnh để thực hiện. Hồ sơ liên thông khi chuyển qua Văn phòng đăng ký đất đai thì phải chuyển lên tỉnh, rất mất thời gian, làm cho hồ sơ trễ hẹn nhiều.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Thứ nhất, tâm lý coi nhẹ công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC nói riêng của đội ngũ CBCC.

Lãnh đạo UBND Thị xã đã rất chú trọng, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả Thị xã, tuy nhiên khi triển khai thực hiện tới các đơn vị thì chưa kiên quyết, nhất quán, chưa thường xuyên liên tục nên chưa phát huy hết hiệu quả của công tác này.

CBCC thường chỉ chú trọng vào công tác chuyên môn, giải quyết TTHC chứ chưa thực sự chú trọng đến việc tuân thủ theo quy trình. Khi có hồ sơ giải quyết trễ hẹn thì thường có tâm lý đùn đẩy trách nhiệm, không nghiêm túc thực hiện thư xin lỗi cho người dân.

Một bộ phận CBCC chưa đề cao ý thức đối với công tác cải cách TTHC hiện nay. Họ cho rằng việc thực hiện TTHC theo quy trình một cửa, một cửa liên thông với một loạt các biểu mẫu thay đổi là rườm rà, là không cần thiết, gây mất thời gian nên tuân thủ không nghiêm. Công tác tư tưởng cho CBCC chưa được thực hiện tốt nên chưa tạo ra chuyển biến cần thiết về nhận thức và tinh thần trách nhiệm của CBCC.

Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chưa được phát huy triệt để, phân công trách nhiệm chưa thực sự tương xứng với năng lực chuyên môn của từng cá nhân CBCC.

- Thứ hai, cơ chế kiểm tra giám sát chưa chặt chẽ và ít hiệu quả, chế tài xử lý vẫn chưa đủ sức răn đe.

Nhiều CBCC có mối quan hệ họ hàng, quen biết với các lãnh đạo cấp cao và coi đó là một lợi thế của bản thân mà không chuyên tâm cho việc thực thi nhiệm vụ. Khi các cá nhân này có sai phạm thì lãnh đạo cũng rất kiêng nể trong việc xử lý mà chỉ áp dụng các hình thức kiểm điểm, khiển trách trước tập thể, không đủ sức răn đe.

Công tác kiểm tra, giám sát thiếu thường xuyên, nên việc tiếp nhận và thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông còn nhiều sai sót. Nhiều

trường hợp chậm xác minh làm rõ những trường hợp có dư luận và nhất là chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang (Trang 86)