7. Bố cục của luận văn
1.2.1. Địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Trong hoạt động QLNN, nhằm đảm bảo mối liên hệ thường xuyên từ Trung ương đến địa phương và phát huy hiệu lực, hiệu quả của hoạt động, các quốc gia tiến hành phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính và thiết lập trên đó bộ máy chính quyền thích hợp. Ở Việt Nam, Hiến pháp 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương... đã khẳng định địa vị pháp lý của các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước. Tổ chức bộ máy nhà nước là một vấn đề mang tính hiến định, nó được cấu thành từ hệ thống các cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ được quy định, có mối quan hệ, tác động qua lại để thực hiện nhiệm vụ chung của nhà nước nhằm đảm bảo“Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” [1].
Tiếp cận bộ máy từ phương diện hành chính lãnh thổ thì chính quyền nhà nước bao gồm chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương. Do đó, “nếu chính quyền Trung ương là yếu tố trung tâm của hệ thống chính quyền nhà nước, là bộ máy có đầy đủ quyền năng để quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước bằng hoạt động lập pháp của Quốc hội và hoạt động lập quy của Chính phủ, thì chính quyền địa phương là bộ máy để thực hiện Hiến pháp và pháp luật, là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước thống nhất” [33, tr.15].
hòa XHCN Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuôc ̣ tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyên,̣ thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuôc ̣ tỉnh chia thành phường vàxã; quận chia thành phường. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. Với mỗi cấp đơn vị hành chính lãnh thổ, bộ máy chính quyền được thiết lập tương ứng như sau: “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định” [29].
Trên cơ sở hiến định này, Điều 2 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015 quy định HĐND và UBND được tổ chức ở các đơn vị hành chính sau đây: “Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: 1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); 2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện); 3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); 4. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt”. [30].
Theo đó, địa vị pháp lý của UBND được xác định qua Điều 114, Hiến pháp 2013 như sau: “UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao” [29].
Có thể nhận thấy, Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương hiện hành đã xác định được vị trí và vai trò của UBND, quan hệ chấp hành của UBND với HĐND cùng cấp, đồng thời đảm bảo tính độc lập tương đối của UBND trong việc thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015 đã quy định cụ thể những nhiệm vụ và quyền hạn
của chính quyền địa phương ở huyện đối với các lĩnh vực QLNN ở địa phương nhằm phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn, trực tiếp giải quyết các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các cơ quan, tổ chức và công dân trên địa bàn (Từ Điều 23 đến Điều 29) và chính quyền địa phương ở quận là từ Điều 44 đến Điều 50. Trong đó, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện được quy định cụ thể tại Điều 28 và của UBND quận là Điều 49 nhằm đảm bảo đặc thù của đơn vị hành chính này. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu về địa vị pháp lý của UBND cấp huyện nhằm đảm bảo tính đặc thù và phù hợp với quy định hiện hành của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.
Để giúp UBND cấp huyện thực hiện hoạt động QLNN đối với các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn, UBND cấp huyện thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, theo đó “Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND là cơ quan tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng QLNN ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND cùng cấp và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ Trung ương đến cơ sở” [30].
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định địa vị pháp lý của UBND cấp huyện như sau: “UBND cấp huyện do HĐND cấp huyện bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở cấp huyện, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan nhà nước cấp trên. UBND cấp huyện tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn huyện; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao”.
Nghiên cứu địa vị pháp lý của UBND cấp huyện có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu về thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Bởi lẽ, UBND cấp huyện khi tiếp nhận, hướng dẫn, giải thích, tổ chức giải quyết TTHC cho tổ chức, công dân khi có yêu cầu theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì sẽ căn cứ vào địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.