Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang (Trang 101 - 103)

7. Bố cục của luận văn

3.2.4. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ,

cán bộ, công chức

Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CBCC là rất quan trọng, nó quyết định tới chất lượng của công tác thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. UBND Thị xã cần phải rà soát lại đội ngũ CBCC đang trực tiếp thụ lý, giải quyết TTHC, thống kê lại các CBCC không đủ chuẩn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ không đáp ứng được nhu cầu công việc để đưa ra các phương án sắp xếp phù hợp, có thể là điều chuyển công tác tới những vị trí khác phù hợp hơn.

Mặt khác, lãnh đạo các cơ quan phải đánh giá được đúng năng lực các các công chức thừa hành để phân công nhiệm vụ phù hợp, tránh tình trạng phân công không công bằng về nhiệm vụ quyền hạn, ảnh hưởng không tốt đến bầu không khí làm việc ở cơ quan, làm giảm năng suất, hiệu quả công việc. Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, cần tiến hành một số biện pháp sau:

- Trước hết cần xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ. Trên cơ sở quy hoạch để cử cán bộ đi đào tạo chuyên sâu về chuyên môn cũng như nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ. Bên cạnh đó các CBCC làm việc tại Bộ phận TN&TKQ cũng như CBCC làm việc tại các phòng chuyên môn cần được tập huấn kỹ về quy trình xử lý công việc. Ngoài ra cần tiến hành tập huấn các kỹ năng hành chính như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc nhóm….cho đội ngũ CBCC

làm việc tại Bộ phận cũng như các phòng chuyên môn này.

- Việc tuyển chọn, bố trí CBCC làm việc tại Bộ phận TN&TKQ phải có trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được giao, có phẩm chất đạo đức và khả năng giao tiếp tốt, am hiểu về TTHC, cập nhật văn bản pháp luật kịp thời. Không bố trí công chức chưa đạt chuẩn và chưa được tập huấn về quy trình, nghiệp vụ để tiếp nhận, giải quyết hồ sơ của tổ chức, cá nhân.

- Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ CBCC trực tiếp quản lý, làm việc tại Bộ phận TN&TKQ và các cơ quan

chuyên môn. Để thực hiện có hiệu quả vấn đề này thì bên cạnh các chương trình, kế hoạch đào tạo chung của cấp trên đề ra, hàng năm UBND Thị xã có thể phối hợp với các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng mở các lớp tập huấn về công tác cải cách hành chính, tập huấn nghiệp vụ, triển khai các quy trình giải quyết hồ sơ TTHC trên các lĩnh vực…

- Cải thiện chế độ đãi ngộ đối với CBCC làm việc tại Bộ phận TN&TKQ và các cơ quan chuyên môn. Do đặc thù công việc, công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ chịu nhiều áp lực về cả thời gian, tác phong làm việc, cách ứng xử trong giao tiếp... Vì vậy, cần có những đãi ngộ nhất định trong việc thăng tiến, cũng như chế độ phụ cấp hàng tháng. Với mức phụ cấp 400.000 đồng/tháng hiện nay là tương đối phù hợp ở những đơn vị có ít giao dịch TTHC. Tuy nhiên, Thị xã Hà Tiên là đơn vị hàng năm có nhiều giao dịch, gấp 3 đến 4 lần so với các huyện khác. Chính vì thế, chế độ phụ cấp “cào bằng” như hiện nay là chưa phù hợp. Theo tác giả, với khối lượng công việc như hiện nay, mức phụ cấp tăng lên ở mức 800.000 - 1.000.000 đồng/tháng, để CBCC an tâm công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang (Trang 101 - 103)