7. Bố cục của luận văn
2.1.2. Xây dựng, ban hành thể chế về cơ chế một cửa, một cửa liên thông
Nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ cải cách TTHC theo nội dung Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 về phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 09 năm 2003 về
việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Sau một thời gian thực hiện, đứng trước những thay đổi về pháp luật và yêu cầu xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thay thế Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg. Quyết định số 93/2007/QĐ- TTg ra đời đã bổ sung thêm một cơ chế mới là “một cửa liên thông” nhằm giải quyết các TTHC mang tính liên thông giữa các cơ quan hành chính nhà nước. Sau gần 8 năm thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg, nhận thấy những bất cập, hạn chế của Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg thay thế cho Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg. Như vậy, hiện nay Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg là cơ sở pháp lý trực tiếp nhất cho việc tổ chức, triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước. Tại Kiên Giang, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương ban hành, địa phương đã chủ động xây dựng và hoàn thiện thể chế về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông làm cơ sở để triển khai tại địa phương mình với hàng loạt các Quyết định, Đề án, Chương trình được ban hành như:
- Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2008 về việc ban hành mức phụ cấp đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại tỉnh Kiên Giang.
- Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2007 về việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh - Quyết định số 2308/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2008 về quy định lĩnh vực thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh Kiên Giang.
- Chương trình số 138/CTr-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2009 chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa và mở rộng thực hiện cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh năm 2009.
- Quyết định số 970/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2015 của về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 18 tháng 02 năm 2016 về việc ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Đối với UBND Thị xã Hà Tiên, để cụ thể hóa tinh thần chỉ đạo của cấp trên, UBND Thị xã đã nhanh chóng triển khai xây dựng Bộ phận TN&TKQ từ năm 2004; đồng thời cũng đã kịp thời cập nhật các quy định hành chính, tiếp tục duy trì việc vận hành, áp dụng giải quyết TTHC theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 : 2008 đảm bảo giải quyết hồ sơ hành chính cho người dân và doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, mang lại tiện ích, hài lòng cho người dân, doanh nghiệp.
Từ sau khi có Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg, UBND Thị xã Hà Tiên đã xây dựng Đề án án số 02/ĐA-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2010 về việc thực hiện cơ chế một cửa theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ tại Văn phòng HĐND và UBND Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Ngay sau đó, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành Quyết định số 646/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2011 của về việc phê duyệt Đề án này. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để UBND Thị xã Hà Tiên triển khai việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn Thị xã.
Mặt khác, để phù hợp với tinh thần mới về công tác cải cách hành chính, trong đó bao gồm cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhằm mục đích nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động, Văn phòng HĐND – UBND Thị xã Hà Tiên đã tham mưu cho UBND Thị xã ban hành Quyết định số 1673/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2008 về việc thành lập Tổ TN&TKQ tại UBND Thị xã Hà Tiên và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận TN&TKQ giải quyết TTHC tại UBND Thị xã. Theo đó, UBND Thị xã bố trí một Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thị xã kiêm nhiệm Tổ trưởng Tổ TN&TKQ, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất cho hoạt động của Bộ phận này. Đến khi có
Quyết định 09/2015/QĐ-TTg, UBND Thị xã tiếp tục ban hành Quyết định số 672/QĐ-UBND về việc kiện toàn Bộ phận TN&TKQ, mục tiêu là đảm bảo phù hợp với các quy định hướng dẫn của Trung ương về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Tóm lại, có thể nhận thấy UBND Thị xã Hà Tiên đang dần hoàn thiện những cơ sở pháp lý cho việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Dù còn chưa đầy đủ nhưng Hà Tiên là một trong những địa phương đi đầu trong việc ban hành những quy định cụ thể về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông dựa trên các văn bản của các cơ quan cấp trên ban hành. Chính các văn bản trên chính là nổ lực đảm bảo căn cứ pháp lý chắc chắn, rõ ràng, đây là điều kiện tiền đề quan trọng cho việc nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ phận TN&TKQ.
2.1.3. Tổ chức Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại Ủy ban nhân dânThị xã Hà Tiên Thị xã Hà Tiên
Thứ nhất, tổ chức Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.
Ngay từ trước năm 2007, để thực hiện TTHC một cách hiệu quả nhất, UBND Thị xã Hà Tiên đã xây dựng Bộ phận TN&TKQ (theo nội dung Quyết định 181/2003/QĐ-TTg). Qua thời gian, Bộ phận TN&TKQ đã chứng tỏ được vai trò hiệu quả của mình trong tiếp nhận, hướng dẫn, xử lý và trả kết quả giải quyết hồ sơ, TTHC. Từ năm 2007 đến nay, căn cứ theo nội dung của Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg và sau này là Quyết định 09/2015/QĐ-TTg thì Bộ phận TN&TKQ của UBND Thị xã Hà Tiên tiếp tục được xây dựng và không ngừng hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, bộ máy.
Theo đó, Bộ phận TN&TKQ của UBND Thị xã Hà Tiên đặt tại Văn phòng HĐND và UBND Thị xã; chịu sự quản lý, chỉ đạo của Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thị xã. Bộ phận TN&TKQ có nhiệm vụ:
- Niêm yết, công khai kịp thời, đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng, dễ tiếp cận các quy định, TTHC, mức thu phí, lệ phí (nếu có) quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ tại Bộ phận TN&TKQ, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thị xã và các cơ quan liên quan.
- Thực hiện quy trình giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền của UBND Thị xã theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
- Theo dõi, giám sát, đôn đốc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thị xã và các cơ quan liên quan giải quyết TTHC đảm bảo tiến độ và thời hạn trả kết quả
cho cá nhân, tổ chức theo quy định.
- Tiếp nhận, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền những phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với những nội dung liên quan đến việc giải quyết TTHC để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng vào giám sát việc giải quyết
TTHC của cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thị xã và các cơ quan liên quan. - Quản lý CBCC theo quy định. Phối hợp quản lý CBCC của các cơ quan
được tổ chức theo ngành dọc (Công an, thuế, kho bạc, bảo hiểm,...) được bố trí làm việc tại Bộ phận TN&TKQ (nếu có).
- Quản lý tài sản, cơ sở vật chất, kỹ thuật; tổ chức vận hành, đề xuất nâng cấp cơ sở vật chất, phần mềm một cửa điện tử, thực hiện công tác an ninh mạng tại Bộ phận TN&TKQ.
- Đề xuất việc đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức.
- Thực hiện nhiệm vụ thông tin, báo cáo và các nhiệm vụ khác do UBND Thị xã giao.
Thứ hai, xây dựng cơ chế phối hợp giữa Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả với các cơ quan chuyên môn.
Thực hiện tốt TTHC không chỉ là nhiệm vụ của Bộ phận TN&TKQ mà còn là nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện trong việc phối hợp thực hiện các TTHC theo cơ chế một cửa liên thông. Do đó, xây dựng và kiện toàn các cơ quan chuyên môn này là điều cần thiết nhằm nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm cũng như năng lực thực hiện TTHC của các cơ quan này.
Thực hiện Nghị định số 37/2014/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành về vị trí, chức năng của các phòng ban chuyên môn tại UBND cấp huyện, hiện nay, UBND Thị xã Hà Tiên đã xây dựng và kiện toàn các cơ quan
chuyên môn với 15 đơn vị trực thuộc và tại tất cả các cơ quan chuyên môn đều có thực hiện TTHC.
Trên cơ sở tổ chức hoạt động được cơ cấu theo quy định của pháp luật, UBND Thị xã đã phân công cụ thể nhiệm vụ giải quyết các TTHC cho các cơ quan chuyên môn. Tại các cơ quan chuyên môn, từng TTHC cụ thể, nhiệm vụ cụ thể được phân công cho từng bộ phận chuyên môn hoặc cho từng cá nhân CBCC và