DỊCH VỤ VIỄN THÔNG THẾ HỆ THỨ TƯ (4G)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing cho dịch vụ 4g của công ty dịch vụ mobifone KV3 trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 51)

7. Bố cục đề tài

2.2. DỊCH VỤ VIỄN THÔNG THẾ HỆ THỨ TƯ (4G)

2.2.1 Giới thiệu chung

- Tên gọi 4G đã được đề cập đến từ đầu những năm 2000, ngay cả khi tại thời điểm đó mạng 3G cũng chỉ vừa mới xuất hiện và còn chưa phổ biến. 4G là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “fourth-generation” (thế hệ thứ 4), mang hàm nghĩa sự tiếp nối của thế hệ mạng 3G. Với ý nghĩa này, ban đầu 4G chỉ là một dự đoán về bước phát triển tiếp theo của công nghệ truyền dẫn dữ liệu không dây, và không hề có bất cứ định nghĩa chính thức hay quy chuẩn nào cho tên gọi này.

Hình 2.2. Các bước phát triển của mạng không dây

- Đến tháng 3/2008, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) mới đưa ra một định nghĩa cho 4G. Theo đó, đây là một chuẩn kết nối không dây có thể giúp các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng... đạt tốc độ kết nối 100 Mbps và lên tới 1 Gbps khi không di chuyển. Hiện có hai hệ thống 4G đã triển khai là chuẩn Mobile WiMAX (ở Hàn Quốc bắt đầu từ năm 2007) và chuẩn LTE, triển khai ở Na Uy năm 2009.

- Mạng 4G với tốc độ cao hơn hẳn 3G sẽ giúp cho tốc độ truyền tải của dữ liệu trên các hệ thống mạng được cải thiện đáng kể, từ đó kéo theo sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như những ứng dụng di động mới, video online, game trực tuyến hay hội nghị trực tuyến. Thêm vào đó, khi được phổ biến một cách rộng rãi và giá thành giảm, mạng 4G sẽ trở thành một sự thay thế một cách hoàn hảo các đường truyền Internet cố định (kể cả đường truyền cáp quang) với tốc độ không hề thua kém và tính di động cao.

2.2.2. Quá trình triển khai tại Việt Nam

- Đánh giá được sự phát triển của 4G LTE sẽ đóng một vai trò quan trọng trong kỷ nguyên kết nối của thế giới, ngay từ năm 2010, Bộ TT&TT đã quy hoạch và cho phép các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam thử nghiệm công nghệ mạng di động thế hệ tiếp theo.

- Trên cơ sở đánh giá về nhu cầu thị trường, công nghệ, thiết bị và các điều kiện liên quan, cuối năm 2016, Bộ TT&TT đã cấp phép chính thức cho bốn doanh nghiệp viễn thông lớn của Việt Nam triển khai hệ thống thông tin di động thế hệ tiếp theo (4G) dựa trên công nghệ LTE/LTE-Adv trên băng tần 1.800 MHz. Việc triển khai 4G là bước ngoặt quan trọng đối với thị trường viễn thông Việt Nam.

- Sau quá trình khởi động, VNPT đã triển khai lắp đặt trạm 4G tại nhiều địa phương để chuẩn bị cho việc phổ biến mạng này trên toàn quốc trong năm 2017. Theo kế hoạch, trong năm nay, VNPT sẽ đưa khoảng 15.000 trạm thu

phát sóng 4G chính thức đi vào hoạt động, phủ sóng tất cả các khu vực trọng điểm tại 63 tỉnh thành trên cả nước.

- Trong khi đó, Viettel đã khai trương dịch vụ 4G LTE trên toàn quốc sử dụng công nghệ 4T4R trong tháng 4 vừa qua, đồng thời tiển khai 36.000 trạm thu phát sóng, phủ sóng 95% dân số. Riêng nhà mạng MobiFone, hiện nay MobiFone đã xây dựng được 4.500 trạm phát sóng 4G LTE và dự kiến con số này sẽ là 30.000 trạm phát sóng 4G giai đoạn 2017 - 2018.

2.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ MOBIFONE KV3

2.3.1. Môi trường vĩ mô

a. Kinh tế

- Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao và khá ổn định. Đà Nẵng hấp dẫn các doanh nghiệp nhờ đã tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, có tính minh bạch cao hơn các địa phương khác, và có khâu đào tạo lao động tốt. Đây chính là cơ hội phát triển thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia thị trường dịch vụ di động vì khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu dịch vụ di động tăng lên rất nhanh, thị trường sẽ phát triển nhanh chóng.

- Với sự giúp sức của các chuyên gia kinh tế, Đà Nẵng đã đặt ra định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến 2035, trong đó tập trung vào các ngành có năng lực cạnh tranh cao như du lịch, công nghệ thông tin, logistic, tài chính ngân hàng, y tế giáo dục chất lượng cao, công nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng xây dựng cơ chế chính sách và giải pháp để huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển bền vững.

- Môi trường kinh doanh tại Đà Nẵng thuận lợi cho sự phát triển của dịch vụ 4G và các thế hệ tiếp theo của dịch vụ viễn thông trong tương lai của MobiFone.

b. Chính trị, xã hội

- Trong mấy năm vừa qua, luật pháp đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng tạo sự cạnh tranh công bằng hơn cho các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, và lĩnh vực viễn thông cũng vậy, Chính phủ đã cho phép nhiều doanh nghiệp tham gia vào khai thác thị trường di động tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, xoá bỏ thế độc quyền trong cung cấp dịch vụ này và tiếp tục duy trì chính sách khuyến khích cạnh tranh, giảm độc quyền,.. tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới đi lên.

- Bên cạnh đó xu hướng giảm giá cước viễn thông hiện nay vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp tham gia khai thác thị trường di động, do đó cạnh tranh sẽ càng khốc liệt hơn.

- Đà Nẵng được mênh danh là thành phố đáng sống nhất Việt Nam bởi thiên thời, địa lợi, nhân hòa. "Trong một thập kỷ qua, thành phố Đà Nẵng đã đạt được sự phát triển đáng kể và đã trở thành một tâm điểm thu hút đầu tư nước ngoài.

- Các cấp chính quyền thành phố Đà Nẵng đã tạo dựng được một môi trường kinh doanh thuận lợi và cơ sở hạ tầng đầy ấn tượng. Chính quyền thành phố cũng đã có những chính sách ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài khu vực cùng phát triển.

- Đây là môi trường thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của MobiFone nói chung và Công ty dịch vụ MobiFone KV3 nói riêng.

c. Khoa học kỹ thuật

- Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra đã mang lại nhiều xu hướng phát triển mới cho ngành viễn thông. Giá của smartphone ngày càng rẻ, ngày càng phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng nên ngày càng nhiều người dùng Việt lựa chọn dịch vụ truy cập Internet qua mạng 3G, 4G. Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường GFK, số lượng smartphone hỗ trợ 4G đã

chiếm 50% số lượng máy đưa ra trên thị trường, giá thấp nhất của dòng thiết bị này là 120 USD (2,5 triệu đồng/máy) phù hợp với mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam.

- Xu hướng hội tụ giữa các công nghệ Viễn thông - Công nghệ thông tin - Truyền thông đã và đang tạo ra nhiều dịch vụ mới, nhiều đối thủ cạnh tranh mới cho dịch vụ 4G của MobiFone. Hợp tác và liên kết là xu thế tất yếu trên thị trường thông tin di động.

- Dự báo có nhiều xu hướng công nghệ có vai trò định hướng nhu cầu người dùng sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới: Thực tế ảo, Big Data, IoT & Smart Solution, Trí tuệ nhân tạo...

d. Môi trường tự nhiên

Khí hậu tại khu vực Miền Trung nói chung và tại Đà Nẵng nói riêng là khá khắc nghiệt, liên tiếp chịu nhiều ảnh hưởng của các dạng thời tiết cực đoan như mưa bão, lũ lụt, ... Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ, sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông phục vụ cho phát triển 4G của MobiFone.

Trong những năm gần đây khí hậu toàn cầu biến đổi gây nên nhiều hiệu ứng thời tiết xấu, mưa bão đổ bộ vào các tỉnh duyên hải miền Trung, một số trận lụt lớn xảy ra trên diện rộng làm mất liên lạc cho nhiều trạm phát sóng mạng, điều này gây thiệt hại rất lớn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng của MobiFone.

Đây là yếu tố khách quan nên Công ty cần có các biện pháp chủ động phòng chống để tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng phát triển mạng 4G tốt nhất.

2.3.2. Môi trường vi mô

a. Khách hàng

mức độ chóng mặt từ nay đến năm 2020 bên cạnh đó dự báo đến năm 2020, lưu lượng truy cập Internet tăng gấp 3 lần so với hiện tại. Thông qua Internet và smartphone, người tiêu dùng thay đổi toàn bộ cách làm việc, học tập và lối sống: thay vì họ xem truyền hình thì họ vào Youtube, thay vì đọc báo chí thì lướt Facebook, thay vì gọi taxi thì dùng Grap hay Uber,….

- Người tiêu dùng dịch vụ thông tin di động có xu hướng tăng tần suất và số lượng dịch vụ data sử dụng, đặc biệt là các dịch vụ video. Dự báo đến 2020, lưu lượng truy cập trên di động tăng gấp 5 lần, trong đó lưu lượng video chiếm 75%.

b. Đối thủ cạnh tranh

- Tại Đà Nẵng, hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp Viettel, VinaPhone đã thể hiện quyết tâm đi đầu khi bắt đầu thử nghiệm dịch vụ 4G từ rất sớm. Động thái đầu tư mới và nâng cấp hàng loạt trạm phát sóng 4G, bố trí hàng ngàn địa điểm trên toàn thành phố để khách hàng đổi sim 4G cho thấy tất cả nhà mạng đều có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng và bài bản.

Hình 2.3. Thị phần ngành viễn thông tại Đà Nẵng cuối năm 2017

(Nguồn: Công ty Dịch vụ MobiFone KV3)

- Tuy nhiên, với chính sách chuyển mạng giữ số dự kiến được áp dụng cuối năm 2017 thì cuộc đua 4G sẽ trở nên công bằng hơn, đưa các nhà mạng trở lại vạch xuất phát. Khi đó, nhà mạng nào có dịch vụ chất lượng tốt, giá

cước hợp lý, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn thì sẽ giành được lợi thế cạnh tranh.

- Hiện nay cuộc đua 4G đang diễn ra hết sức khốc liệt, MobiFone yếu thế nhất trong 3 nhà mạng đang triển khai 4G tại Việt Nam nói chung và tại Đà Nẵng nói riêng khi chưa có kế hoạch khai trương dịch vụ 4G và mới lắp xong 4.500 trạm phát sóng 4G, mục tiêu trong năm 2017 sẽ hoàn thành 8.000 trạm 4G. Số trạm 4G này bằng 1/8 (20%) số trạm của Viettel và 1/2,4 (hơn 60%) số trạm của VinaPhone và “chạy sau” trong cung cấp dịch vụ 4G ra thị trường.

- Giá cước Viettel chỉ bằng 40 - 60% giá cước 3G. Viettel sau khi lắp đặt xong 36.000 trạm 4G trên cả nước trong vòng 6 tháng đã có màn khai trương 4G hoành tráng như đúng phong cách áp đảo của họ trên thị trường. Vietel đã phủ sóng tới 95% dân số, kể cả những vùng cư dân chưa có thiết bị 4G. Tính đến đầu tháng 5/2017, Viettel đã có hơn 3 triệu thuê bao 4G.

- Ông Hoàng Sơn, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vietel khẳng định: “Viettel sẽ cung cấp các gói cước 4G đa dạng theo từng đối tượng khách hàng với giá dự kiến rẻ hơn 3G từ 40 - 60%, đồng thời đảm bảo tiêu chí "dùng càng nhiều, giá càng rẻ".

- Ngay sau khi khai trương, Viettel đã cung cấp 3 gói cước 4G tháng: 90.000 đồng/3G, 125.000 đồng/5G và 200.000 đồng/10G. So sánh giá cước 3G với 4G của Viettel sẽ thấy, cam kết “rẻ hơn 40 - 60%, “dùng càng nhiều, giá càng rẻ" là chính xác. “Viettel không xác định 4G đem lại doanh thu, lợi nhuận đột phá, mà từng bước đưa khách hàng trải nghiệm dịch vụ 4G tốt hơn, chứ không phải tốn nhiều tiền hơn”, ông Sơn nói.

Vì vậy việc MobiFone nói chung và tại Đà Nẵng nói riêng đề xuất “cần có sự điều tiết của nhà nước trong quản lý giá 4G” và “sử dụng chung hạ tầng 4G”. Bên cạnh đó là Bộ cần có chính sách quản lý giá cước phù hợp, nhất là

4G trong thời gian tới.

2.4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING 4G CỦA ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CẠNH TRANH

2.4.1 Vinaphone

- Chiến lược của VinaPhone luôn lấy khách hàng làm trung tâm, Vinaphone thường xuyên triển khai, tổ chức các chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ và chăm sóc khách hàng, tri ân khách hàng

- Chẳng hạn như chương trình “Khách hàng là những người thân yêu nhất” hay các quy định mới về giao dịch, giải quyết khiếu nại với khách hàng. Với quy định này, 80% khiếu nại phải được giải quyết tại chỗ; Thời gian giải quyết khiếu nại của khách hàng được rút ngắn bằng một nửa so với trước đây; Mời khách hàng chấm điểm chất lượng phục vụ trên Call Center hoặc tại cửa hàng giao dịch; Ra mắt các ứng dụng tự chăm sóc khách hàng để thuê bao có thể tự kiểm soát cước, thiết kế gói cước riêng cho mình; Hợp tác với hàng loạt đối hàng để gia tăng quyền lợi cho khách hàng….

- Bên cạnh đó, VinaPhone đã hoàn thành triển khai thêm 11.000 trạm phát sóng 3G, trong đó có 7.000 trạm hoạt động tần số 900MHz, nâng tổng số trạm lên tương đương với 33.000 trạm 3G/2100 MHz. Với số lượng trạm như vậy, VinaPhone đã trở thành mạng di động có vùng phủ 3G rộng nhất Việt Nam, đảm bảo chất lượng mạng 3G cung cấp cho khách hàng. Đặc biệt trong năm 2016, VinaPhone là nhà mạng đầu tiên chính thức triển khai mạng 4G mang lại cho khách hàng có thể trải nghiệm dịch vụ 4G tốc độ cao

- Với những nỗ lực đã thực hiện, Tổng Công ty VNPT VinaPhone đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng thị trường. Bên cạnh đó một điều quan trọng nữa VNPT VinaPhone đã đạt được chính là củng cố được niềm tin trong lòng khách hàng, Tổng Giám đốc VNPT Phạm Đức Long chia sẻ tại Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh

năm 2017 được Tổng Công ty VNPT VinaPhone tổ chức sáng 26/12/2016. - Con số tăng 6,5 triệu thuê bao di động thực, tăng 2,25% thị phần, phát triển 1,6 triệu thuê bao cáp quang tăng gấp đôi so với năm 2015 là những con số minh chứng cho mức độ hài lòng, tin tưởng của khách hàng dành cho VinaPhone đang tăng lên đáng kể

- Tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2017, Tổng Công ty VNPT VinaPhone đã phát động phong trào thi đua năm 2017, trong đó nêu bật việc nâng cao phát triển các dịch vụ và chăm sóc khách hàng, quy trình hóa chuyên biệt, hiệu quả các lĩnh vực nhằm tăng tính chuyên nghiệp trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ, viễn thông và công nghệ thông tin. VNPT VinaPhone sẽ mở rộng và chuyên biệt hóa kênh phân phối, triển khai kênh bán hàng online với mục tiêu đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng. VNPT VinaPhone sẽ tiên phong trong việc triển khai các công nghệ mới, dịch vụ mới, cung cấp các giải pháp cho khách hàng, trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, CNTT có chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ tốt nhất trong lòng khách hàng.

- Rõ ràng để đạt được mục tiêu là nhà mạng có chất lượng tốt nhất, chăm sóc khách hàng tốt nhất không thể chỉ một năm có thể đạt được ngay nhưng đây sẽ là kim chỉ nam đối với Tổng Công ty VNPT VinaPhone trong kinh doanh và phát triển. Chính vì vậy, đây là một trong những mục tiêu xuyên suốt mà Tổng Công ty VNPT VinaPhone cần bám vào trong mọi hoạt động điều hành của Tổng Công ty trong năm 2017 và những năm tiếp theo, Tổng Giám đốc VNPT Phạm Đức Long chỉ đạo.

- Do đó, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đặt ra, VNPT VinaPhone sẽ phải tiếp tục đổi mới, sáng tạo, phát huy những kết quả đạt được, các ban tham mưu, chuyên môn nghiệp vụ, các đơn vị điều hành, các trung tâm kinh doanh VNPT tỉnh, thành phố phải quyết liệt chỉ đạo thực hiện nhằm tạo ra sự

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing cho dịch vụ 4g của công ty dịch vụ mobifone KV3 trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)