DỊCH VỤ VIỄN THÔNG THẾ HỆ THỨ TƯ (4G)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing cho dịch vụ 4g của công ty dịch vụ mobifone KV3 trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING

2.2. DỊCH VỤ VIỄN THÔNG THẾ HỆ THỨ TƯ (4G)

2.2.1 Giới thiệu chung

- Tên gọi 4G đã được đề cập đến từ đầu những năm 2000, ngay cả khi tại thời điểm đó mạng 3G cũng chỉ vừa mới xuất hiện và còn chưa phổ biến. 4G là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “fourth-generation” (thế hệ thứ 4), mang hàm nghĩa sự tiếp nối của thế hệ mạng 3G. Với ý nghĩa này, ban đầu 4G chỉ là một dự đoán về bước phát triển tiếp theo của công nghệ truyền dẫn dữ liệu không dây, và không hề có bất cứ định nghĩa chính thức hay quy chuẩn nào cho tên gọi này.

Hình 2.2. Các bước phát triển của mạng không dây

- Đến tháng 3/2008, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) mới đưa ra một định nghĩa cho 4G. Theo đó, đây là một chuẩn kết nối không dây có thể giúp các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng... đạt tốc độ kết nối 100 Mbps và lên tới 1 Gbps khi không di chuyển. Hiện có hai hệ thống 4G đã triển khai là chuẩn Mobile WiMAX (ở Hàn Quốc bắt đầu từ năm 2007) và chuẩn LTE, triển khai ở Na Uy năm 2009.

- Mạng 4G với tốc độ cao hơn hẳn 3G sẽ giúp cho tốc độ truyền tải của dữ liệu trên các hệ thống mạng được cải thiện đáng kể, từ đó kéo theo sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như những ứng dụng di động mới, video online, game trực tuyến hay hội nghị trực tuyến. Thêm vào đó, khi được phổ biến một cách rộng rãi và giá thành giảm, mạng 4G sẽ trở thành một sự thay thế một cách hoàn hảo các đường truyền Internet cố định (kể cả đường truyền cáp quang) với tốc độ không hề thua kém và tính di động cao.

2.2.2. Quá trình triển khai tại Việt Nam

- Đánh giá được sự phát triển của 4G LTE sẽ đóng một vai trò quan trọng trong kỷ nguyên kết nối của thế giới, ngay từ năm 2010, Bộ TT&TT đã quy hoạch và cho phép các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam thử nghiệm công nghệ mạng di động thế hệ tiếp theo.

- Trên cơ sở đánh giá về nhu cầu thị trường, công nghệ, thiết bị và các điều kiện liên quan, cuối năm 2016, Bộ TT&TT đã cấp phép chính thức cho bốn doanh nghiệp viễn thông lớn của Việt Nam triển khai hệ thống thông tin di động thế hệ tiếp theo (4G) dựa trên công nghệ LTE/LTE-Adv trên băng tần 1.800 MHz. Việc triển khai 4G là bước ngoặt quan trọng đối với thị trường viễn thông Việt Nam.

- Sau quá trình khởi động, VNPT đã triển khai lắp đặt trạm 4G tại nhiều địa phương để chuẩn bị cho việc phổ biến mạng này trên toàn quốc trong năm 2017. Theo kế hoạch, trong năm nay, VNPT sẽ đưa khoảng 15.000 trạm thu

phát sóng 4G chính thức đi vào hoạt động, phủ sóng tất cả các khu vực trọng điểm tại 63 tỉnh thành trên cả nước.

- Trong khi đó, Viettel đã khai trương dịch vụ 4G LTE trên toàn quốc sử dụng công nghệ 4T4R trong tháng 4 vừa qua, đồng thời tiển khai 36.000 trạm thu phát sóng, phủ sóng 95% dân số. Riêng nhà mạng MobiFone, hiện nay MobiFone đã xây dựng được 4.500 trạm phát sóng 4G LTE và dự kiến con số này sẽ là 30.000 trạm phát sóng 4G giai đoạn 2017 - 2018.

2.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ MOBIFONE KV3

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing cho dịch vụ 4g của công ty dịch vụ mobifone KV3 trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)