CÁC DỰ BÁO VỀ MẠNG VIỄN THÔNG 4G

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing cho dịch vụ 4g của công ty dịch vụ mobifone KV3 trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 83)

7. Bố cục đề tài

3.2. CÁC DỰ BÁO VỀ MẠNG VIỄN THÔNG 4G

3.2.1. Mạng 4G

- Các nhà khai thác viễn thông Việt Nam đang nỗ lực khai trương các dịch vụ 4G LTE. NPT Vinaphone là nhà mạng đầu tiên khai trương dịch vụ ở Phú Quốc. Trong khi đó, Viettel là nhà mạng lớn nhất, đang triển khai một chiến lược khác biệt và tham vọng hơn với việc sẽ khai trương thương mại dịch vụ đáp ứng 90 triệu dân trên toàn quốc vào quý 1 năm 2017. MobiFone thử nghiệm thành công 4G tại 3 tỉnh và chuẩn bị cung cấp dịch vụ 4G vào quý I năm 2017. Riêng dịch vụ 4G, MobiFone là đơn vị duy nhất triển khai thử nghiệm trên thiết bị tất cả các đối tác đang có mặt ở Việt Nam.

lợi nhuận từ các dịch vụ dữ liệu và nỗ lực giảm các chi phí để củng cố lại doanh thu nhắn tin thoại và văn bản và để cung cấp các dịch vụ mới và tốt hơn, chẳng hạn như các dịch vụ thoại qua LTE (VoLTE) và video HD, dịch vụ VOD để giảm các thách thức từ dịch vụ OTT.

- Mật độ bao phủ LTE rộng là một yếu tố quan trọng và là một khác biệt lớn trong triển khai mạng, nhưng điều quan trọng hơn đối với các nhà mạng viễn thông Việt Nam là cần phải định giá các dịch vụ LTE phù hợp. Ngoài ra, giá cước 4G cũng là một vấn đề quan trọng trong việc triển khai thành công dịch vụ này.

- Việc triển khai 4G sẽ là một cuộc đua mới của các nhà khai thác viễn thông và người dùng sẽ được hưởng lợi từ việc cạnh tranh này. Các dịch vụ liên quan đến việc sử dụng mạng tốc độ 4G cao như Video sẽ tăng trưởng, cùng với các dịch vụ liên quan đến dữ liệu.

3.2.2. Chuyển mạng giữ số

- Chuyển mạng giữ nguyên số là dịch vụ của nhà mạng cho phép thuê bao đang ở nhà mạng này nếu thấy mạng khác có nhiều dịch vụ hấp dẫn hơn, hoặc chất lượng dịch vụ, vùng phủ sóng tốt hơn có thể chuyển sang làm thuê bao mạng mới mà vẫn giữ nguyên số điện thoại của mình.

- Bộ TT&TT dự kiến sẽ áp dụng quy định cho việc chuyển mạng viễn thông di động mặt đất nhưng vẫn giữ nguyên số. Thời gian các nhà mạng được phép cung cấp chính thức dịch vụ này sẽ bắt đầu từ 1/1/2017.

- Dự thảo Thông tư về chuyển mạng viễn thông di động mặt đất giữ nguyên số nêu rõ, thuê bao trả sau không nợ cước, không sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế trong tháng liền trước hoặc trong tháng đăng ký chuyển mạng… Để chuyển mạng, thuê bao phải đăng ký và phải thanh toán cước dịch vụ chuyển mạng cho nhà mạng chuyển đến. Khoản cước này không được hoàn trả trong mọi trường hợp. Để chuyển mạng giữ nguyên số di động, thuê

bao phải sử dụng dịch vụ của nhà mạng cũ ít nhất 90 ngày trước khi đăng ký chuyển mạng và toàn bộ quá trình chuyển đổi tối đa là 7 ngày.

- Đây là một công cụ hữu hiệu để thúc đẩy cạnh tranh được nhiều nước trên thế giới triển khai. Dịch vụ Chuyển mạng giữ số sẽ khiến cho các nhà khai thác viễn thông tập trung hơn nữa vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng thay vì chỉ cạnh tranh bằng giá cước rẻ.

3.2.3. An ninh thông tin mạng

- Trong năm 2016, tình hình an toàn thông tin trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng diễn biến rất phức tạp. Các hình thức tấn công có chủ đích APT, mã độc gián điệp, DDoS, Phishing… ngày càng tinh vi, phức tạp. Xuất hiện nhiều tấn công mạng có chủ đích nhằm vào các cơ quan chính phủ, các hệ thống tài chính ngân hàng, các hạ tầng thông tin trọng yếu, các website của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam. Một số vụ đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như vụ tấn công vào hệ thống của Vietnam Airlines, VietnamWork, tấn công vào Vietcombank hay một số ngân hàng thương mại của Việt Nam, một số website của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tuyến thời gian qua. Bên cạnh đó, mã độc tống tiền (ransomware) gia tăng phức tạp; xu hướng tấn công vào các thiết bị IoT như hệ thống camera ngày càng nhiều; xu hướng sử dụng các mạng xã hội để phát tán mã độc, lừa đảo đảo trúng thưởng, mạo danh và đánh cắp thông tin cũng gia tăng rất đáng ngại.

- Nhiều tổ chức, doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc xây dựng quy trình và quy định về an toàn bảo mật thông tin; sử dụng các phần mềm bẻ khóa hoặc có nguồn gốc không rõ ràng, gây ra không ít lỗ hổng và nguy cơ mất ATTT mạng. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp chưa đầu tư xây dựng quy trình đảm bảo ATTT hoặc có nhưng áp dụng chưa nghiêm túc, đầy đủ.

- Năm 2017, các doanh nghiệp sẽ có kế hoạch đầu tư về an toàn thông tin mạng, từng bước chú trọng đầu tư cho con người, quy trình, dịch vụ cho công tác dự phòng rủi ro, phương án ứng cứu thông tin.

3.2.4. Dữ liệu lớn (Big Data) và Phân tích dữ liệu

- Việt Nam được xem là thị trường Big Data tiềm năng hàng đầu khu vực châu Á. Đó là nhận định của ông Shane Rigby, chuyên gia tư vấn cấp cao tại hội nghị quốc tế“Big Data Innovation Summit 2016” được tổ chức ngày 26/8/2016 tại TP. HCM.

- Trong vòng 4 năm nữa dung lượng dữ liệu số của toàn thế giới sẽ đạt con số 44 zettabytes (44 nghìn tỉ gigabytes), gấp 10 lần so với hiện nay. Ít nhất một phần ba lượng dữ liệu này sẽ vận hành trên nền tảng điện toán đám mây. Phần lớn các doanh nghiệp sở hữu khối lượng dữ liệu Big Data hàng đầu Việt Nam chưa tư duy về dữ liệu, chính vì vậy chúng ta cần trang bị thông tin để làm sao tái cấu trúc hệ thống, thiết lập cơ sở hạ tầng thông tin, thu thập, xử lý, để dữ liệu Big Data phát huy giá trị to lớn của nó.

- Theo Gartner, Big Data đã trở thành một chủ đề lớn trong 5 năm qua khi nó dần trở thành một từ thông dụng. Ý tưởng này là một sự tổng hợp tập trung một khối lượng rất rất lớn dữ liệu có thể giúp chúng ta trong tất cả mọi thứ từ lập kế hoạch, ra quyết định, điều trị y tế tốt hơn tới thực hiện các chiến dịch tiếp thị. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và vụ Brexit vửa qua, đã cho thấy sức mạnh to lớn của Phân tích Dữ liệu lớn trong lĩnh vực tiếp thị chính trị. Big data và phân tích dữ liệu trở thành một xu hướng không thể đảo ngược và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng

3.2.5. Điện toán đám mây

- Trong những năm gần đây, công nghệ điện toán đám mây đang trở thành cuộc cách mạng thay đổi cách thức lưu trữ, phân phối thông tin. Công nghệ này đang được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày, được

nhắc đến rất nhiều trong các sự kiện công nghệ trên toàn thế giới và ở cả Việt Nam.

- Hầu hết chúng ta đều đang sử dụng công nghệ điện toán đám mây nhưng không hề biết. Các dịch vụ email như Gmail, Yahoo mail,… chính là những ứng dụng sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Ngoài ra, nếu bạn muốn có một kho lưu trữ thông tin tốt hơn, thì có thể đăng ký sử dụng các phần mềm điện toán đám mây nổi tiếng trên mạng như Dropbox, Google Drive, OneDrive.

- Theo ông Ed Anderson, Phó Chủ tịch phụ trách Nghiên cứu của Gartner, các chiến lược ưu tiên ứng dụng điện toán đám mây đang đóng vai trò nền tảng để duy trì lợi thế cạnh tranh trong một thế giới biến động nhanh hiện nay. Thị trường châu Á đã rất nhanh chóng nắm bắt xu thế này, khi Châu lục này đang dẫn đầu thế giới về Chỉ số sẵn sàng cho điện toán đám mây (Cloud Readiness Index) năm nay theo đánh giá của Hiệp hội Điện toán Đám mây châu Á (Asia Cloud Computing Association). Trong khi đó, kết quả khảo sát của Forbes còn khẳng định, 64% số người được khảo sát tại khu vực châu Á Thái Bình Dương đã lựa chọn điện toán đám mây như là một ưu tiên về công nghệ cho hoạt động chuyển đổi kỹ thuật số.

- Việt Nam đang cố gắng đuổi theo phần còn lại của thế giới trong việc áp dụng công nghệ điện toán đám mây. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như Viettel, VNPT, MobiFone đã triển khai dịch vụ này trong những năm vừa qua nhưng kết quả còn khiêm tốn. Năm nay, hy vọng sẽ có những bước đột phát trong việc cung cấp dịch vụ Điện toán đám mây với những mô hình kinh doanh mới và sự gia tăng của khách hàng trong việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ việc lưu trữ và sử dụng dịch vụ ở phía khách hàng lên “mây”.

3.2.6. Smartphone trong những năm đến sẽ mỏng hơn, mạnh hơn và thông minh hơn

- Dù được coi là đã tới giai đoạn bão hòa, nhưng những người yêu thích smartphone có thể sẽ có nhiều điều để chờ đón trong năm 2017 với những thiết bị mỏng hơn, nhanh hơn và thông minh hơn những gì họ từng thấy.

- Một loạt các cải tiến về thiết kế và những tiêu chuẩn trên smartphone được thay đổi, nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng, âm thanh không dây dần thay thế jack tai nghe 3.5mm, và USB-C sẽ trở thành tiêu chuẩn kết nối mới.Các dòng máy trung và cao cấp sẽ trang bị, hỗ trợ mạng 4G, LTE. Tốc độ của LTE sẽ được cải thiện nhờ những công nghệ modem thu sóng mới. Các thiết bị như Galaxy S7 hay iPhone 7 có tốc độ LTE tối đa lên đến 600Mbps với tốc độ tải lên là 150Mbps. Tốc độ tải xuống dự kiến sẽ chạm đến mốc gần 1Gbps với chip modem Snapdragon X16 mới của Qualcomm.

- Thực tế ảo sẽ xuất hiện nhiều hơn trên những mẫu smartphone giá rẻ, cùng với đó là khả năng xử lý đồ họa tốt hơn, màn hình độ phân giải cao hơn và dung lượng lưu trữ nhiều hơn.

- Với xu hướng thanh toán trên di động đang phát triển, người dùng sẽ bắt đầu làm quen với việc dùng chính chiếc điện thoại của mình để thực hiện thanh toán.

3.2.7. Các công nghệ IoT, M2M

- Cuộc cách mạng Internet of Things (IoT - Internet của Vạn vật) sẽ chứng kiến gần 50 tỷ thiết bị được kết nối với Internet vào năm 2020 - tương đương với 6 thiết bị cho mỗi người trên hành tinh.

- Tại hội thảo Asia IoT Business Platform lần thứ 11, ông Zaf Ceolho - Giám đốc dự án Asia IoT Business Platform: “Đây chính là thời điểm vàng để phát triển những giải pháp ứng dụng công nghệ IoT (Internet of Things - vạn

vật kết nối) tại Việt Nam để đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội và tăng cường vị trí cạnh tranh của quốc gia”.

- Khuynh hướng công nghệ IoT, M2M này sẽ được triển khai và có bước phát triển trong năm 2017. Các thành phố như Hà nội, T.p Hồ Chí Minh, Đà nẵng bắt đầu nghiên cứu và triển khai thử nghiệm một số ứng dụng IoT vào việc xây dựng thành phố thông minh. So với thế giới, thị trường IoT, M2M tại Việt Nam mới chỉ ở mức độ sơ khai và còn rất nhiều tiềm năng.

3.3. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 3.3.1. Mục tiêu marketing 3.3.1. Mục tiêu marketing

Mục tiêu marketing cho dịch vụ 4G tại Đà Nẵng: Tạo ra các gói dịch vụ 4G phù hợp với mọi nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng và gia tăng thị phần trong môi trường cạnh tranh. Cụ thể:

- Tạo ra các dịch vụ 4G phù hợp với mọi nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng trên cơ sở nghiên cứu, triển khai ứng dụng những giải pháp sáng tạo đối với việc cung cấp dịch vụ đa phương tiện về giáo dục, y tế, giải trí, kinh doanh, tiện ích cho cuộc sống và xã hội (OTT, thanh toán di động, quảng cáo di động, m-commerce, phần mềm di động…)

- Gia tăng doanh thu, thị phần trong môi trường cạnh tranh tại thành phố Đà Nẵng so với VinaPone và Viettel.

3.3.2. Phân đoạn thị trường

Việc phân đoạn thị trường hiện nay đã giúp cho công ty nắm được đặc tính, tính cách riêng biệt của từng nhóm khách hàng để đưa ra phương pháp riêng trong tiếp xúc nhằm đạt hiệu quả tối ưu. Hiện tại, tiêu chí phân đoạn rõ ràng nhất của MobiFone là phân loại khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp.

- Đối với khách hàng doanh nghiệp:

các công ty phần mềm….

+ Phân đoạn theo quy mô thuê bao: doanh nghiệp có từ 05 – 29 thuê bao, 30 – 199 thuê bao, 200 – 999 thuê bao, trên 1000 thuê bao.

+ Tổng cước phát sinh trong 01 chu kỳ: 01 – 30 triệu đồng, 30 – 100 triệu đồng, 100 – 180 triệu đồng, từ 180 triệu đồng trở lên.

- Đối với khách hàng cá nhân:

+ Phân đoạn theo vị trí địa lý: thành thị, nông thôn... + Phân khúc theo đặc điểm dân số học:

 Phân đoạn theo độ tuổi: Từ 15 – 25, 25 – 45, trên 45.

 Phân đoạn theo nghề nghiệp: Học sinh sinh viên, giáo viên, nhà báo, doanh nhân, nông dân, ngư dân, cán bộ công nhân viên, …

+ Phân đoạn theo hành vi:

 Phân đoạn theo cách sử dụng: ứng dụng công nghệ Big Data để biết được thuê bao thường sử dụng dịch vụ data như thế nào (truy cập internet, xem truyền hình, mạng xã hội, chơi game, nghe nhạc, email, thanh toán di động, mua hàng online…), các lĩnh vực khách hàng quan tâm là gì (thời trang, giáo dục, sức khỏe, du lịch, nhà cửa, con cái, công nghệ, xe cộ…) và xếp loại thuê bao vào các nhóm tương ứng.

 Phân đoạn theo loại hình thuê bao: Thuê bao trả trước, trả sau.

+ Phân đoạn thị trường kết hợp (nhiều phương pháp):

 Phân đoạn theo mức cước sử dụng hàng tháng: < 50.000đ, từ 50.000đ đến 100.000đ, từ 100.000đ đến 200.000đ, từ 200.000đ đến 500.000đ, trên 500.000đ.

 Phân đoạn theo thiết bị đầu cuối: điện thoại Feature Phone (chỉ có thể sử dụng tính năng thoại, SMS) và Smart Phone (có thể kết nối Internet), điện thoại hỗ trợ công nghệ 3G, 4G.

3.3.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu

Công ty lựa chọn thị trường mục tiêu của mình tại thành phố Đà Nẵng như sau:

- Với định hướng là khẳng định thương hiệu MobiFone nên khách hàng mục tiêu là các cá nhân sử dụng đang sử dụng điện thoại có hỗ trợ công nghệ 3G, 4G. So với thị trường mục tiêu ở Đà Nẵng của Viettel và VinaPhone là tập trung cho mọi khách hàng với các gói cước chi phí thấp. Với việc định hướng thị trường mục tiêu là khẳng định thương hiệu, MobiFone muốn tạo sự đột phá về dịch vụ 4G cho các khách hàng trên thị trường thành phố Đà Nẵng.

- Khách hàng là doanh nghiệp có đặc thù cần cập nhật thông tin tức thì phục vụ cho công việc như: Ngân hàng, điện lực, vận tải, các công ty phần mềm….

3.3.4. Định vị trên thị trường mục tiêu

- Thành phố Đà Nẵng là thành phố trẻ, năng động và phát triển bậc nhất cả nước tập trung những doanh nhân, danh nghiệp lớn cũng như lao động có thu nhâp cao nên MobiFone định vị dịch vụ của mình theo hướng dịch vụ chất lượng cao, nhiều tiện ích và phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng để phù hợp với tập khách hàng mục tiêu đã lựa chọn.

- Chất lượng của dịch vụ được thể hiện qua vùng phủ sóng rộng và tốc độ đường truyền ổn định và có tính bảo mật. Ngoài ra, với đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ đa dạng cho nhiều mục đích khác nhau tại Đà nẵng, MobiFone cũng chú trọng đến việc không ngừng mở rộng các dịch vụ của mình theo hướng có tính ứng dụng cao hơn, với các gói cước độc lạ khác hẳn so với Viettel và VinaPhone nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của

khách hàng hiện đại tại thành phố này.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp marketing cho dịch vụ 4g của công ty dịch vụ mobifone KV3 trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)