6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.3. Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn
Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động đƣợc hiểu là tổng thể các quá trình tạo ra điều kiện và môi trƣờng bảo đảm cho mọi ngƣời có khả năng lao động có cơ hội làm việc với chất lƣợng việc làm và thu nhập ngày càng cao.
Quan niệm này cho thấy, giải quyết việc làm chính là để khai thác triệt để tiềm năng của ngƣời lao động, nhằm đạt đƣợc việc làm hợp lý và việc làm có hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu để đề ra các chính sách giải quyết việc làm phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngƣời lao động tại chỗ: tạo cơ hội cho họ thực hiện đƣợc quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó có quyền cơ bản nhất là quyền đƣợc làm việc để tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần xây dựng quê hƣơng đất nƣớc.
Theo nghĩa rộng: Giải quyết việc làm là tổng thể những biện pháp, chính sách kinh tế xã hội của Nhà nƣớc, cộng đồng và bản thân ngƣời lao động tác động đến đời sống xã hội tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho mọi ngƣời có khả năng lao động và làm việc.
Theo nghĩa hẹp: Giải quyết việc làm là biện pháp chủ yếu hƣớng vào đối tƣợng thất nghiệp, thiếu việc làm nhằm tạo việc làm cho ngƣời lao động duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất.
Quan niệm này cho rằng: Mục tiêu của giải quyết việc làm là phải tạo ra việc làm đầy đủ cho ngƣời lao động và phải cao hơn, đó là tạo ra tự do trong lựa chọn việc làm để giải phóng sức lao động và các nguồn lực của xã hội. Quan niệm khác lại cho rằng: giải quyết việc làm là trách nhiệm của toàn xã hội và ngƣời lao động nhằm cân bằng thị trƣờng lao động, giúp ngƣời lao động có việc làm, có thu nhập ổn định đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển của ngƣời lao động, gia đình và xã hội. Quan niệm này cũng có sự đồng nhất giữa những quan điểm trên về vai trò, mục tiêu giải quyết việc làm, nhƣng nó chỉ ra rõ hơn chủ thể giải quyết việc làm và mục tiêu cụ thể của giải quyết việc làm không chỉ là lợi ích của ngƣời lao động mà là cả lợi ích xã hội. Nhƣ vậy, giải quyết việc làm thực chất là một quá trình tác động có chủ đích của chủ thể xã hội và ngƣời lao động nhằm giúp ngƣời lao động có việc làm, việc làm đầy đủ có thu nhập và phải hƣớng tới không ngừng nâng cao chất lƣợng việc làm, thu nhập cao, ổn định để ngƣời lao động có cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng cao.
Giải quyết việc làm không chỉ là vấn đề kinh tế mà là vấn đề xã hội vì có liên quan đến công bằng xã hội và tiến bộ xã hội; nó không chỉ là sự quan tâm của ngƣời lao động, gia đình, mỗi quốc gia mà là vấn đề có tính chất toàn cầu. Giải quyết việc làm là một trong những mục tiêu và thƣớc đo quan trọng nhất để đánh giá tính ƣu việt của một chế độ xã hội, trình độ văn minh của nhân loại.
Từ khái niệm giải quyết việc làm nhƣ đã nêu trên, có thể thấy đƣợc nội dung cơ bản của giải quyết việc làm đó là: Dự báo nguồn lao động, phân tích thực trạng giải quyết việc làm và ban hành chính sách việc làm.
Một là, dự báo nguồn lao động. Đó là việc tính toán lƣợng lao động tƣơng lai dựa vào những giả thiết nhất định về xu hƣớng vận động của dân số nói chung và lƣợng lao động nói riêng trong cả một quá trình dài hạn.
Bản thân dự báo nguồn lao động không chỉ đơn thuần là dự báo về số lƣợng lao động trong khu vực hay trong một vùng là bao nhiêu trong những năm tiếp theo, mà thực chất dự báo nguồn lao động là một khái niệm tổng hợp gồm nhiều vấn đề liên quan phản ánh mối quan hệ và tác động qua lại đến nguồn lao động. Chẳng hạn, để có thể đƣa ra đƣợc một chính sách, cơ chế đúng đắn về giải quyết việc làm thì bản thân các nhà hoạch định chính sách rất cần biết về các thông tin dự báo về nguồn lao động nhƣ chất lƣợng lao động, số lƣợng lao động có sự khác nhau hay nói cách khác có một khoảng cách quá xa hay không tại cùng một thời điểm của các khu vực, đơn vị khác nhau..., ở các địa phƣơng có những điều kiện văn hoá, xã hội, tự nhiên khác nhau thì sẽ tác động tới chất lƣợng, số lƣợng lao động và ý thức của ngƣời lao động nhƣ thế nào... Chính vì tính chất tổng hợp này đã xác định việc lựa chọn đƣợc phƣơng pháp dự báo và cũng nhƣ đƣa ra đƣợc chính sách chính xác.
Tuỳ thuộc vào mục đích của việc xây dựng, hoạch định chính sách ngƣời ta đƣa ra cách tính dự báo. Nếu theo tính chất dự báo nguồn lao động thì có thể dự báo theo thời gian (ngắn hạn 5 năm, trung hạn 10 năm hay dài dạn trên 10 năm...) hay dự báo theo phạm vi lãnh thổ (quốc gia, vùng, miền, địa phƣơng...). Có thể dự báo nguồn lao động theo tính chất nghề nghiệp, theo chất lƣợng lao động hay theo từng lĩnh vực.
Các kết quả dự báo đƣợc ứng dụng nhiều cho xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội, là một bộ phận của kế hoạch dài hạn và trung hạn cho mỗi đơn vị, địa phƣơng. Mức độ chính xác của kết quả dự báo phụ thuộc vào nguồn lực liên quan tới nguồn lao động. Hay nói cách khác, các giả thiết đƣa ra phụ thuộc vào khả năng làm thay đổi các xu hƣớng tăng,
giảm của tỉ lệ sinh, chết, di dân, xu hƣớng chất lƣợng sao cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội.
Hai là, phân tích thực trạng nguồn lao động. Thực chất phân tích nguồn lao động thƣờng đƣợc gắn liền với quá trình dự báo nguồn lao động. Bản thân của quá trình dự báo nguồn lao động thì các số liệu cũng phản ánh theo một xu hƣớng nhất định nào đó. Tuy nhiên, hiện nay để có đƣợc số liệu chính xác cũng nhƣ cần thiết cho quá trình nghiên cứu và thực thi ban hành chính sách giải quyết việc làm thì cần một con số chính xác, phù hợp với tiêu chí, tính chất của sự việc.
Việc phân tích thực trạng nguồn lao động thƣờng đƣợc xem xét trên hai khía cạnh cơ bản đó là: phân tích tổng quát chung và phân tích theo từng lĩnh vực, khía cạnh khác nhau.
Thông thƣờng phân tích tổng quát chung là đƣa ra các số liệu mang tính tổng quát nhƣ sẽ có bao nhiêu ngƣời trong độ tuổi lao động, có bao nhiêu ngƣời hiện nay và dự báo trong thời gian tới không có việc làm hay còn gọi là thất nghiệp, bao nhiêu ngƣời bƣớc ra khỏi độ tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động. Những điều đó ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực, có bị thiếu hụt lao động hoặc bị thất nghiệp với mức tỉ lệ cao quá không. Với số liệu nhƣ vậy, ngƣời đọc có thể hình dung ra đƣợc mức độ quan trọng của việc cần thiết phải giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.
Sự phân tích thực trạng nguồn lao động theo từng khía cạnh cụ thể hoặc lĩnh vực nào đó. Ví dụ, cần đánh giá chất lƣợng nguồn lao động trong thời gian tới cũng nhƣ cần tạo việc làm ở hiện tại thì cần dựa vào dự báo của chất lƣợng lao động nhƣ lao động đƣợc đào tạo, không qua đào tạo, lao động có bằng nghề chuyên môn, lao động không có nghề chuyên môn. Ngoài ra cũng có thể phân tích một cách kết hợp giữa chất lƣợng lao động với từng lĩnh vực cụ thể. Với việc dự báo nhƣ vậy, sẽ giúp cho ngƣời ban hành chính sách có
thêm cơ sở để hoạch định chính sách một cách chính xác, đúng đắn. Ngƣời ta sử dụng các chỉ tiêu thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp để phân tích đánh giá giải quyết việc làm tại một khu vực nào đó, trong đó tỉ lệ thất nghiệp thƣờng đƣợc sử dụng hơn. Tỉ lệ thất nghiệp sẽ cho ta biết đƣợc mức độ với con số so sánh mang tính tƣơng đối của ngƣời lao động đã có việc làm. Với con số tỉ lệ thất nghiệp mà cho phép ngƣời hoạch định chính sách có thể xem xét và đánh giá một cách tổng quát nhất tình hình giải quyết việc làm. Có thể giúp cho nhà hoạch định chính sách so sánh mức độ tƣơng đối giải quyết việc làm qua các thời kỳ khác nhau tại một khu vực, địa phƣơng nhất định nào đó.
Với sự đánh giá phân tích về giải quyết việc làm tại mỗi quốc gia, địa phƣơng khác nhau trên cơ sở đó mà ngƣời ta đặt ra mục tiêu mức độ cần giảm tỉ lệ thất nghiệp. Thông thƣờng, nhà hoạch định chính sách có xu hƣớng ban hành chính sách việc làm mà muốn tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động, có nghĩa là giảm tỉ lệ thất nghiệp càng thấp càng tốt. Đó là một trong những điều đáng lƣu ý quan tâm của nhà hoạch định chính sách.
Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế học, không thể giảm hết tỉ lệ thất nghiệp, tuy rằng đó là lý tƣởng nhƣng cần tính đến khả năng thúc đẩy cũng nhƣ tạo động lực cho mọi ngƣời lao động có ý thức vƣơn lên, tự giác trao đổi học tập và phấn đấu bồi dƣỡng bản thân. Trong nền kinh tế thị trƣờng ngày nay, hiện tƣợng thất nghiệp vẫn xảy ra, theo nghiên cứu cho thấy, để kích thích sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế xã hội thì cần duy trì mức tỉ lệ thất nghiệp từ 3- 5%. Đây cũng là điều khó khăn cho việc xây dựng và hoạch định chính sách, tính toán sao cho vẫn đạt mục tiêu gia tăng năng suất lao động cao nhƣng vẫn phải đảm bảo tình hình xã hội trong nƣớc có công ăn, việc làm cho ngƣời lao động. Điều đó đòi hỏi có sự phối hợp giữa các chính sách của chính phủ, chính quyền địa phƣơng có sự linh hoạt áp dụng cho từng thời điểm sao cho phù hợp.
Ba là, ban hành chính sách việc làm. Chính sách việc làm là tổng thể các quan điểm, tƣ tƣởng, các mục tiêu, giải pháp và công cụ nhằm sử dụng lực lƣợng lao động và tạo việc làm cho lực lƣợng lao động đó. Hay nói cách khác, chính sách việc làm là sự thể chế hoá pháp luật của Nhà nƣớc trên lĩnh vực lao động và việc làm, là hệ thống các quan điểm, phƣơng hƣớng mục tiêu và các giải pháp giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.
Chính sách việc làm thực chất là một hệ thống các chính sách chung có quan hệ và tác động đến việc mở rộng và phát triển việc làm cho lực lƣợng lao động của toàn xã hội, nhƣ các chính sách: Khuyến khích phát triển các lĩnh vực, những ngành nghề có khả năng thu hút nhiều lao động, chính sách tạo việc làm cho những đối tƣợng đặc biệt (lao động nữ, ngƣời tàn tật, đối tƣợng tệ nạn xã hội...); chính sách hợp tác và xuất khẩu lao động đi nƣớc ngoài...
Ở nƣớc ta, Đảng và Nhà nƣớc luôn coi con ngƣời là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững. Chính vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt là lao động thanh niên luôn là một trong những định hƣớng cơ bản phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu của chính sách lao động và giải quyết việc làm của Đảng ta là lao động, khơi dậy tiềm năng của mọi ngƣời và toàn xã hội, coi trọng giá trị sức lao động, mở rộng cơ hội cho mọi ngƣời đều phát triển hƣớng vào giải phóng sức sản xuất, giải phóng và phát huy mọi tiềm năng sức lực.