Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 54 - 57)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Ngọc Hồi là một huyện miền núi, vùng cao, biên giới của tỉnh Kon Tum, nằm cách thành phố Kon Tum khoảng 60 km về hƣớng Bắc. Phía Bắc giáp với huyện Đăk Glei, phía Nam giáp huyện Đăk Tô, phía Đông giáp với huyện Tu Mơ Rông, phía Tây giáp với huyện Tà Veng, tỉnh Ratanakiri- Campuchia và huyện Phu Vông, tỉnh Atapƣ- Lào có chung đƣờng biên giới dài khoảng 47km. Do có vị trí tiếp giáp với Lào và Campuchia nên huyện Ngọc Hồi đƣợc gọi là “ Ngã ba Đông Dƣơng”- Vùng địa bàn có chiến lƣợc quan trọng của tỉnh Kon Tum và cả nƣớc trên nhiều mặt chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, cả trong thời bình và thời chiến cũng nhƣ việc xây dựng và phát triển quê hƣơng đất nƣớc. Tọa độ địa lý của huyện nằm ở khoảng 140

57 vĩ độ bắc, 1070 30 đến 1070 47 kinh độ đông với tổng diện tích đất tự nhiên 84.382 ha.

Huyện đƣợc thành lập vào tháng 10/1991, trên cơ sở tách một số xã từ huyện Đắkglei, huyện Sa Thầy và Đăk Tô trƣớc đó. Phía Tây có đƣờng biên giới chung với nƣớc Lào dài 34 km và đƣờng biên giới chung với Campuchia dài 13 km. Địa hình thấp dần Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Phía Đông Bắc và Tây - Tây Nam có nhiều đỉnh núi cao từ 1000 - 1700m. Phía Đông Nam là những vùng khá bằng phẳng, chia cắt nhẹ, có dạng lƣợn sóng, độ cao trung bình từ 640 - 720m. Độ dốc các sƣờn núi từ 15o đến 20o.

Địa hình huyện Ngọc Hồi có sự chia cắt bởi các dãy núi cao xen lẫn những thung lũng hẹp, cao ở phía Đông – Bắc và Tây – Nam, nghiêng về phía Đông – Nam, gồm 3 dạng địa hình: núi cao, núi thấp và bằng phẳng.

Khí hậu thuộc vùng nhiệt đới gió mùa. Hằng năm có hai mùa rõ rệt (mùa mƣa và mùa khô). Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.730mm. Độ ẩm trung bình hằng năm khoảng 79,2%, nhiệt độ trung bình cả năm 24 độ C, biên độ dao động trong ngày và đêm khoảng 12 độ C, nhiệt độ cao nhất trong năm 39 độ C, thấp nhất 7 độ C. Thời tiết, khí hậu khá nghiệt, thƣờng xảy ra bão, lũ, sạt lở đất về mùa mƣa, khô hạn, thiếu nƣớc vào mùa khô và hay thay đổi bất thƣờng là bất lợi lớn đến sản xuất nông nghiệp, mùa màng của ngƣời lao động.

Đất đai gồm: Đất phù sa (chiếm 0,97%); đất thung lũng dốc (chiếm 0,28%); đất xám phát triển trên đá Granite (chiếm 1,35 %); đất đỏ vàng (chiếm 86,71%); đất mùn núi cao (chiếm 4,96%); đất xói mòn trơ trỏi (chiếm 0,42%). Quỹ đất chƣa sử dụng trên địa bàn còn rất lớn, phần lớn diện tích đất là đất đỏ vàng nên rất thuận lợi cho sự phát triển các loại cây công nghiệp nhƣ cao su, cà phê, tiêu...

Hệ thống sông, suối chằng chịt gồm Sông Pô Cô, suối Đăk Su, suối Đăk Hnieeng và các suối nhánh của hệ thống sông Pô Cô nhƣ: Đăk Na, Đăk Tral, Đăk Trui, Đăk Vai, Đăk Rơ Ling, Đăk Kal, Đăk Klong, Đăk Rve. Sông, suối cung cấp nguồn nƣớc cho các ao, hồ, đập thủy lợi.

Huyện Ngọc Hồi có diện tích rừng là 57.602,79 ha (rừng tự nhiên 52.702,03; rừng trồng 4.900,46 ha), trong đó rừng sản xuất 30.577,75 ha, rừng phòng hộ 20.149,57 ha, rừng đặc dụng 6.875,17 ha.

Khoáng sản trên địa bàn huyện gồm các loại: Vàng sa khoáng có rải rác dọc sông Pô Cô. Đá Gabro phân bố tại xã Bờ Y và các mỏ đá có trữ lƣợng lớn

nằm rải rác trên địa bàn huyện. Đất sét gạch ngói có tại Sa Loong, Đăk Kan; Cát, sỏi tập trung chủ yếu khu vực cầu Đăk Mốt và một số khu vực dọc sông Pô Kô.

Về giao thông, chủ yếu là đƣờng bộ với các tuyến đƣờng quan trọng nhƣ: quốc lộ 14, quốc lộ 14C, quốc lộ 40. Tại thị trấn Plei Kần, theo quốc lộ 14 hƣớng ra Bắc nay là đƣờng Hồ Chí Minh, hƣớng Đông Nam về thành phố Kon Tum vào Thành phố Hồ Chí Minh; theo quốc lộ 14C về hƣớng Nam ngang qua huyện sa Thầy, dọc theo biên giới với Cam Pu Chia; theo quốc lộ 40 về hƣớng Tây qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y nối tiếp với tỉnh Atapƣ (Lào). Với hệ thống giao thông này tạo cho huyện có vị trí chiến lƣợc quan trọng về quốc phòng và trong giao lƣu phát triển kinh tế với các vùng trong khu vực.

Với vị trí địa lý của huyện Ngọc Hồi đem lại những thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế nhƣ nằm trên điểm giao của nhiều tuyến đƣờng giao thông huyết mạch, có thể thông thƣơng với các địa phƣơng trong nƣớc cũng nhƣ các nƣớc trong khu vực.

Trong tƣơng lai, thị trấn Plei Kần sẽ đƣợc quy hoạch trở thành thị xã cửa khẩu Quốc tế với 15 vạn dân. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng không chỉ đối với tỉnh Kon Tum mà còn có ý nghĩa chiến lƣợc đối với toàn bộ vùng cao nguyên Tây Nguyên và khu vực phía Nam Trung bộ. Bởi nơi đây chính là đầu mối giao lƣu kinh tế trong chiến lƣợc phát triển vùng hệ thống cụm công nghiệp và các cảng biển miền Trung nhƣ: Chân Mây, Liên Chiểu, Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai. Huyện Ngọc Hồi sẽ trở thành khu vực khởi đầu hội nhập trung chuyển quan trọng tuyến liên hành lang thƣơng mại quốc tế giữa Mianma, Nam Lào, đông bắc Thái Lan và vùng phía bắc Campuchia với khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và đông Nam Bộ. Thông qua cửa khẩu Bờ Y, đây chính là tuyến hành lang thƣơng mại Đông Tây ngắn nhất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)